(Baothanhhoa.vn) - Nhiệm kỳ 2015-2020, Trung ương đã ban hành nhiều quy định về công tác cán bộ, các cấp ủy từ tỉnh đến cơ sở đã phát huy dân chủ, công khai trong quy hoạch cán bộ. Qua đó giúp cán bộ trong nguồn quy hoạch có hướng phấn đấu rõ ràng; đồng thời cán bộ, đảng viên trong đơn vị, cơ sở và nhân dân tại địa phương có điều kiện theo dõi, giám sát quá trình  phấn đấu của các cán bộ trong nguồn quy hoạch.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tạo nguồn, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới

Bài 2: Phát huy dân chủ, công khai trong quy hoạch cán bộ

Bài 2: Phát huy dân chủ, công khai trong quy hoạch cán bộ

Ban Tổ chức Tỉnh ủy tổ chức thi nâng ngạch công chức từ cán sự, nhân viên lên chuyên viên. Ảnh: Minh Hiếu

Nhiệm kỳ 2015-2020, Trung ương đã ban hành nhiều quy định về công tác cán bộ, các cấp ủy từ tỉnh đến cơ sở đã phát huy dân chủ, công khai trong quy hoạch cán bộ. Qua đó giúp cán bộ trong nguồn quy hoạch có hướng phấn đấu rõ ràng; đồng thời cán bộ, đảng viên trong đơn vị, cơ sở và nhân dân tại địa phương có điều kiện theo dõi, giám sát quá trình phấn đấu của các cán bộ trong nguồn quy hoạch.

Ngay từ năm 2016, hàng loạt các quy trình bổ nhiệm, quy hoạch cán bộ đã được Trung ương bổ sung, điều chỉnh, như quy trình 5 bước trong bổ nhiệm và giới thiệu bầu cử cán bộ và quy trình 4 bước trong công tác quy hoạch cán bộ. Điểm mới trong công tác quy hoạch cán bộ đó là ngoài việc thực hiện chặt chẽ quy trình 4 bước, Trung ương đã phân cấp để các cấp ủy trực thuộc xem xét, quyết định phê duyệt quy hoạch các chức danh cấp mình quản lý. Việc quy hoạch cán bộ cấp chiến lược đã có rất nhiều đổi mới theo hướng dân chủ, công khai, khoa học và minh bạch hơn.

Nhằm cụ thể hóa các quy định, hướng dẫn của Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành các quyết định, kế hoạch, chỉ đạo các cấp ủy trực thuộc thực hiện. Công tác quy hoạch cán bộ được thực hiện khách quan, dân chủ, đúng quy định. Số lượng nguồn quy hoạch cấp ủy các cấp ít nhất 1,5 lần, thường vụ cấp ủy từ 1,5 đến 2 lần; mỗi chức danh chủ chốt quy hoạch từ 2-4 người, mỗi người quy hoạch không quá 3 chức danh. Chất lượng nguồn quy hoạch được nâng lên, cán bộ dưới 45 tuổi lần đầu đưa vào quy hoạch (ở cấp tỉnh, huyện) đều phải có bằng đại học chính quy; trong thường trực cấp ủy các huyện miền núi đều có quy hoạch cán bộ người dân tộc Kinh; các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh có quy hoạch người dân tộc thiểu số.

Đặc biệt, Tỉnh ủy đã chỉ đạo mở rộng phạm vi giới thiệu đối tượng lấy ý kiến phát hiện cán bộ để đưa vào quy hoạch theo hướng “động” và “mở”, tiến hành đồng bộ ở cả 3 cấp và lấy quy hoạch cấp dưới để xây dựng quy hoạch cấp trên; mở rộng nguồn cán bộ từ các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số, phát huy dân chủ trong giới thiệu, phát hiện nguồn cán bộ quy hoạch, bảo đảm cơ cấu, tính kế thừa và phát triển. Trong nhiệm kỳ, các cấp, các ngành đã xây dựng quy hoạch (A1) và 2 lần rà soát, bổ sung quy hoạch nhiệm kỳ 2015–2020.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Huyện ủy Nga Sơn và các cấp ủy trực thuộc đã quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở, nhất là bí thư cấp ủy, người đứng đầu các tổ chức đảng, MTTQ, các đoàn thể đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; đội ngũ cán bộ lãnh đạo là cán bộ nữ, cán bộ trẻ. Về công tác quy hoạch cán bộ, ban thường vụ huyện ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục được tình trạng chắp vá trong quy hoạch, hẫng hụt, bị động nguồn khi bố trí cán bộ, phần lớn cán bộ trong quy hoạch đều được bố trí, sử dụng và phát huy tốt. Công tác rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ từ huyện đến cơ sở được triển khai thực hiện thường xuyên. Kết quả quy hoạch nhiệm kỳ 2020-2025, nguồn ủy viên ban chấp hành đảng bộ huyện có tổng số 78 đồng chí, trong đó có 23 nữ; dưới 35 tuổi 17 đồng chí. Về trình độ chuyên môn, 64 đồng chí có trình độ đại học và 12 đồng chí có trình độ trên đại học; 26 đồng chí có trình độ cao cấp lý luận chính trị, cử nhân. Nguồn ủy viên ban thường vụ huyện ủy có 23 đồng chí, trong đó có 5 nữ; dưới 35 tuổi có 2 đồng chí; 17 đồng chí có trình độ đại học; 6 đồng chí có trình độ trên đại học; 16 đồng chí có trình độ cao cấp lý luận chính trị, cử nhân. Nguồn quy hoạch đảng bộ, chi bộ cơ sở: Ban chấp hành có 818 đồng chí, ban thường vụ có 284 đồng chí. Đồng chí Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Nga Sơn, cho biết: “Ngay từ đầu nhiệm kỳ, ban thường vụ huyện ủy đã chỉ đạo, thực hiện quy hoạch cán bộ cấp huyện, các xã, thị trấn, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, trường học trên địa bàn huyện; chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, xây dựng đề án, kết luận của ban chấp hành về công tác điều động, luân chuyển cán bộ. Đến nay tất cả các nguồn trong quy hoạch đều đạt trình độ chuẩn, trên chuẩn, đáp ứng được điều kiện, tiêu chuẩn của các chức danh khi cần bổ nhiệm”.

Xã Cát Vân hôm nay đã có diện mạo nông thôn mới với cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, những đồi cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, đời sống người dân từng bước được nâng lên... Những thành tựu ấy chính là kết quả của sự đóng góp, tận tâm của đội ngũ cán bộ của xã – những người “gần dân, sát dân”, nhiệt tình, tận tụy với công việc. Đồng chí Lê Văn Long, Chủ tịch UBND xã Cát Vân cho biết: “Hàng năm, đảng ủy xã thực hiện công tác rà soát, đánh giá phân loại cán bộ, công chức để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp sử dụng đúng chuyên môn. Trong tổng số cán bộ, công chức xã có những đồng chí tuổi đời còn rất trẻ nhưng được phát hiện, quy hoạch, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, thử thách trong thực tiễn đã từng bước trưởng thành”.

Trường hợp của anh Nguyễn Văn Tuấn, phó chủ tịch UBND xã, sinh năm 1983 là minh chứng rõ nét. Được biết, năm 2006, anh Tuấn được bầu làm phó bí thư đoàn xã. Năm 2007, anh được đảng ủy xã cử đi học trung cấp lý luận chính trị tại Trường Chính trị tỉnh để nâng cao trình độ lý luận. Đến năm 2010, khi Học viện Hành chính quốc gia liên kết với Trường Chính trị tỉnh mở khóa đào tạo đại học chuyên ngành hành chính học, anh được đảng ủy xã tạo điều kiện để đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Năm 2012, anh được ban chấp hành đảng bộ xã giới thiệu để HĐND xã Cát Vân bầu giữ chức phó chủ tịch UBND xã, nhiệm kỳ 2011-2016. Vốn sinh ra và lớn lên tại địa phương nên anh Tuấn nắm được địa bàn, am hiểu phong tục, tập quán của đồng bào. Với chức trách, nhiệm vụ được giao anh Tuấn đang hàng ngày cùng tập thể lãnh đạo xã giúp bà con phát triển sản xuất, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của quê hương và vươn lên thoát nghèo.

Xác định “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, nhiều năm qua, bám sát các quy định của cấp trên về quy hoạch cán bộ, huyện Như Xuân đã thực hiện quy hoạch cán bộ bảo đảm các tiêu chuẩn theo đúng quy trình. Căn cứ vào quy hoạch cán bộ, yêu cầu thực tiễn về công tác cán bộ, Ban Thường vụ Huyện ủy Như Xuân đã cử các cán bộ còn trẻ, có năng lực phẩm chất, đạo đức đi bồi dưỡng nâng cao về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. Thực tế cho thấy, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở huyện Như Xuân thời gian qua đã kịp thời bổ sung đội ngũ lãnh đạo, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn, khỏa lấp “khoảng trống” về nguồn cán bộ cơ sở. Đội ngũ cán bộ đã, đang ngày càng phát huy năng lực, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động, quản lý, điều hành của bộ máy cấp ủy, chính quyền cơ sở.

Cũng như huyện Như Xuân, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, công tác phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở luôn được các cấp ủy, chính quyền huyện Thạch Thành quan tâm chỉ đạo thực hiện. Trong đó, huyện tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch, theo tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm, bảo đảm theo hướng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện và cấp cơ sở. Đồng chí Bùi Thị Mười, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Thạch Thành cho biết: Để có nguồn cán bộ chất lượng, Ban Thường vụ Huyện ủy Thạch Thành đã ban hành chương trình “Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực huyện Thạch Thành”, giai đoạn 2016-2020. Huyện đã phối hợp với Trường Đại học Hồng Đức và các cơ sở đào tạo đại học trong và ngoài tỉnh mở các lớp đào tạo trình độ đại học cho cán bộ, công chức cấp xã; phối hợp với Trường Chính trị tỉnh mở các lớp đào tạo trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ, công chức tại huyện; cử cán bộ thuộc diện quản lý tham gia học tập, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức ngoài huyện... Trong công tác quy hoạch cán bộ, ban thường vụ huyện ủy đã phát hiện, lựa chọn từ nguồn quy hoạch những cán bộ trẻ tiêu biểu, xuất sắc đã được đào tạo, thử thách qua thực tiễn và có triển vọng phát triển, từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể để luân chuyển, điều động phù hợp với chức danh quy hoạch để thử thách, rèn luyện, nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo toàn diện của cán bộ.

Nhằm thực hiện có hiệu quả công tác cán bộ, ngay từ đầu nhiệm kỳ đến nay, ngành tổ chức xây dựng Đảng trong tỉnh đã bám sát nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chủ động đổi mới, sáng tạo trong việc tham mưu thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương về công tác tổ chức xây dựng Đảng. Hằng năm, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu, giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng và ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức với nhiều loại hình đào tạo phù hợp với từng đối tượng; chú trọng đa dạng hóa các loại hình đào tạo cả về lý luận chính trị và nghiệp vụ chuyên môn. Đồng thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch, đề án. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ tỉnh đến cơ sở có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Ban Tổ chức Tỉnh ủy và ban tổ chức cấp ủy các cấp cũng đã chủ động tham mưu cho ban thường vụ cấp ủy nghiêm túc thực hiện đánh giá cán bộ làm cơ sở cho công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ và làm cơ sở cho việc rà soát, bổ sung quy hoạch nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025.

Minh Hiếu

Bài 3: Điều động, luân chuyển để cán bộ được rèn luyện, trưởng thành.


Minh Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]