(Baothanhhoa.vn) - Mới đây, những lời thổ lộ của “hot boy điền kinh” quê Thanh Hóa Quách Công Lịch, đại ý: Sẽ “bỏ cuộc chơi” do thu nhập từ nghề không đủ để lo cho gia đình tiếp tục xới lại một vấn đề “xưa như diễm” với thể thao quốc nội: Đãi ngộ dành cho vận động viên (VĐV) chuyên nghiệp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vẫn chuyện đãi ngộ cho vận động viên chuyên nghiệp

Mới đây, những lời thổ lộ của “hot boy điền kinh” quê Thanh Hóa Quách Công Lịch, đại ý: Sẽ “bỏ cuộc chơi” do thu nhập từ nghề không đủ để lo cho gia đình tiếp tục xới lại một vấn đề “xưa như diễm” với thể thao quốc nội: Đãi ngộ dành cho vận động viên (VĐV) chuyên nghiệp.

Trước hết, như đã nói, thu nhập của những “VĐV công chức” luôn là nỗi lo muôn thuở của những ai “trót mang lấy nghiệp vào thân”. Cách đây gần một thập kỷ, làng túc cầu giáo Thanh Hóa từng xôn xao với câu chuyện tương tự của “Messi xứ Thanh” Hoàng Đình Tùng: Thẳng thừng từ chối “lời mời” vào biên chế Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh nhà.

Thời điểm ấy, bóng đá Thanh Hóa dù đã được chuyển giao cho doanh nghiệp song vẫn là một trong những tập thể “nghèo”. Chiến lược giữ cầu thủ bằng cách “mời” họ vào biên chế là thích hợp và khá khôn ngoan nhưng đã không đem lại thành công như mong muốn. Sau khi không trở thành “người nhà nước” và đầu quân cho “đội bóng đất Cảng”, tiền đạo người Nông Cống đã “dằn túi” khoản lót tay lên tới 6 tỷ đồng/3 năm - một con số biết nói và là lời giải chân xác nhất cho động cơ “nói không với biên chế” của giới VĐV ở xứ ta.

Tuy nhiên, câu chuyện bỏ biên chế của Quách Công Lịch vẫn có những điểm khác biệt so với Hoàng Đình Tùng. Như chúng ta đã biết, điền kinh (bộ môn mà Quách Công Lịch theo đuổi) có những đặc thù riêng, phía sau các đường chạy không có những bản hợp đồng tiền tỷ. Nói cách khác, nếu cởi “tấm áo viên chức” Lịch không có cơ hội đầu quân cho doanh nghiệp, không thể trở thành tỷ phú sau... một đêm giống như Đình Tùng. Nhưng như thừa nhận của chính VĐV này, việc Lịch giải nghệ không phải để hy vọng “một bước lên đại gia” mà đơn thuần bởi mức lương cơ bản hiện tại quá thấp: 4,5 triệu đồng. Số tiền mà một anh... xe ôm hay phụ hồ cũng có thể kiếm nhiều hơn Lịch mỗi tháng.

Dĩ nhiên, ai đó có thể lý luận: Ngoài lương, VĐV còn có thêm nguồn thu từ tiền thưởng! Vấn đề này cũng được “người trong cuộc” giải thích tường tận: Trung bình mỗi năm điền kinh chỉ có 1 giải đấu, mức thưởng cũng chẳng bõ bèn gì. Đó là chưa kể nếu chẳng may chấn thương hay gặp sự cố trên đường chạy (chính Quách Công Lịch đã phải bỏ cuộc tại Asiad 2018 do chấn thương) thì mọi sự chuẩn bị xem như... đi đứt. Nói cách khác, trông vào tiền thưởng chẳng khác gì nhìn vào... giỏ cá của kẻ đi câu, bận này được nhưng lần sau hoàn toàn có thể trắng tay.

Vì lẽ đó, việc Hoàng Đình Tùng, Quách Công Lịch - kẻ nói không, người xin ra khỏi biên chế Nhà nước, dẫu là vấn đề “nhạy cảm” song không khó để lý giải.

Điều khiến người hâm mộ cảm thấy tiếc nuối, có chăng chỉ là Lịch đang ở độ chín của sự nghiệp. Anh chính là một trong những “hạt giống đỏ” của điền kinh nước nhà, liên tục là gương mặt được lựa chọn trong những bận “mang chuông đi đánh xứ người” những năm gần đây, dù là cấp độ khu vực (SEA Games) hay châu lục (Asiad).

Nhưng xét cho cùng thì đẳng cấp như Quách Công Lịch còn không thể gắn bó với nghề thì những VĐV thua kém anh làm gì dám mơ về một tương lai tươi sáng!

Đây thực sự là lời cảnh tỉnh nghiêm túc cho những người có trách nhiệm, nhất là trong bối cảnh điền kinh nói riêng, thể thao nước nhà nói chung đã và đang khủng hoảng lứa kế cận!


Mạnh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]