(Baothanhhoa.vn) - “Tôi hình dung trận đấu sẽ diễn ra sôi nổi vì thực tế, cả hai đội đều muốn tiến vào vòng đấu tiếp theo - không phải vì chính trị hay vì mối quan hệ giữa các quốc gia của chúng ta. Chúng tôi là những cầu thủ bóng đá, chúng tôi chỉ thi đấu và họ cũng sẽ thi đấu. Chỉ có thế”.

Iran - Mỹ: Còn hơn cả một trận bóng đá

“Tôi hình dung trận đấu sẽ diễn ra sôi nổi vì thực tế, cả hai đội đều muốn tiến vào vòng đấu tiếp theo - không phải vì chính trị hay vì mối quan hệ giữa các quốc gia của chúng ta. Chúng tôi là những cầu thủ bóng đá, chúng tôi chỉ thi đấu và họ cũng sẽ thi đấu. Chỉ có thế”.

Iran - Mỹ: Còn hơn cả một trận bóng đá

Có những cầu thủ khóc nức nở vì không kìm nén được cảm xúc ngay khi quốc ca cất lên trong lễ chào cờ trước trận đấu. Quốc kỳ phủ kín khán đài trong các trận đấu cấp đội tuyển quốc gia; quốc kỳ tung bay theo niềm hạnh phúc tột cùng của các cầu thủ khi bước lên đài vinh quang… Tất cả hình ảnh đó cho thấy tinh thần dân tộc trong mỗi trận bóng đá cao đến mức nào, nhất là ở vũ đài kỳ vĩ World Cup.

Nói như vậy để thấy, khi gạt bỏ yếu tố “chính trị” theo thông điệp của FIFA: “Thể thao không liên quan đến chính trị”, thì vẫn còn đó sự nóng bỏng, sục sôi của lòng tự tôn đối với quốc gia, dân tộc trong cuộc đối đầu rạng sáng mai (02h, ngày 30/11) giữa Iran và Mỹ trong khuôn khổ lượt trận cuối cùng ở Bảng B World Cup 2022.

Sau cách mạng Hồi giáo năm 1979, sinh viên Iran chiếm Đại sứ quán Mỹ ở Tehran và bắt 52 người Mỹ làm con tin trong suốt 444 ngày, đó là nguồn cơn khiến Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran - cho đến nay đã kéo dài hơn 4 thập kỷ.

Căng thẳng về chính trị đương nhiên ảnh hưởng đến mọi mối quan hệ của đời sống xã hội, trong đó có bóng đá. 19 năm sau khi mối quan hệ ngoại giao bị cắt đứt, ảnh hưởng của nó được thể hiện rõ trong cuộc đối đầu giữa Iran và Mỹ tại World Cup 1998. Sau khi giành chiến thắng 2-1, lãnh tụ tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei đã tuyên bố trên truyền hình: “Tối nay, một lần nữa những đối thủ mạnh và kiêu ngạo đã nếm mùi thất bại cay đắng dưới tay các bạn”. Còn người Mỹ, đến giờ vẫn cay cú cho rằng “đó là thất bại nhục nhã nhất lịch sử bóng đá Mỹ”.

Trận đấu rạng sáng mai, thực tế đã được “nhóm lửa” từ tuần trước khi mà nhằm “ủng hộ những người biểu tình tại Iran”, Liên đoàn Bóng đá Mỹ đã không biết vô tình hay cố ý mà xóa luôn biểu tượng Hồi giáo lẫn dòng chữ trên cờ Iran.

“Với việc đăng hình ảnh méo mó về quốc kỳ của Cộng hòa Hồi giáo Iran, LĐBĐ Mỹ đã vi phạm điều lệ của FIFA. Do đó, ĐT Mỹ nên bị loại khỏi World Cup 2022”, hãng thông tấn Tasnim của Iran kêu gọi. Đây cũng được xem là quan điểm của nhà nước Iran.

Về phía những người trong cuộc, dù HLV đội tuyển Mỹ, Gregg Berhalter đã cố gắng nói giảm nói tránh về một trận đấu mang hơi hướng chính trị khi chia sẻ: “Tôi hình dung trận đấu sẽ diễn ra sôi nổi vì thực tế, cả hai đội đều muốn tiến vào vòng đấu tiếp theo - không phải vì chính trị hay vì mối quan hệ giữa các quốc gia của chúng ta. Chúng tôi là những cầu thủ bóng đá, chúng tôi chỉ thi đấu và họ cũng sẽ thi đấu. Chỉ có thế”.

Tuy nhiên, với những diễn biến bên lề sân cỏ kể trên, nhận định của diễn viên hài Omid Djalili trên CNN về trận đấu này không phải không có lý: “Đây là lý do tại sao Mỹ đấu với Iran sẽ là trận đấu quan trọng và mang tính chính trị nhất trong lịch sử World Cup”.

Iran đang nắm giữ lợi thế lớn trước trận đấu này. Nếu thắng, họ sẽ chắc chắn đi tiếp. Thậm chí một kết quả hòa cũng đủ để họ bước vào vòng 2 trong trường hợp Anh không thua Xứ Wales ở trận đấu cùng giờ.

Trong khi đó, Mỹ buộc phải thắng Iran mới giành quyền đi tiếp bởi họ đang kém đối thủ 1 điểm sau 2 trận hòa với Xứ Wales và Anh.

Iran đang có nhiều lợi thế và đứng trước ngưỡng cửa lịch sử với lần đầu tiên góp mặt ở vòng knock-out, sau 5 lần dừng bước tại vòng bảng World Cup và sẽ trở thành đội bóng châu Á đầu tiên giành vé đi tiếp ở World Cup 2022, vì thế bên cạnh quyết tâm là những toan tính về chiến thuật bảo đảm sự ổn định, chắc chắn nhất.

Trong khi đó, những ngôi sao trẻ đang khoác áo những CLB hàng đầu thế giới như Christian Pulisic (Chelsea), Weston McKennie (Juventus), Sergino Dest (AC Milan) hay Matt Turner (Arsenal), sẽ là nguồn cảm hứng để Mỹ chơi tấn công hòng hướng tới chiến thắng - vừa bảo đảm một suất đi tiếp, vừa để trả “mối hận lịch sử” ở sân chơi lớn nhất hành tinh.

Đây còn là cuộc chiến giữa kinh nghiệm của Iran với một tập thể đã gắn bó với nhau lâu năm với sức trẻ của Mỹ là những nhân tố mới được xây dựng từ sau thất bại ở World Cup 2018.

Iran sẽ làm nên chiến tích lịch sử, hay Mỹ xóa được “mối nhục thiên thu”, hãy cùng chờ cuộc đối đầu không chỉ là bóng đá này.

Đội hình dự kiến

Iran: H Hosseini; Rezaeian, M Hosseini, Pouraliganji, Mohammadi; Ali Gholizadeh, Nourollahi, Ezatolahi, Hajsafi; Taremi, Azmoun.

Mỹ: Turner; Dest, Zimmerman, Ream, Robinson; Adams, Musah, McKennie; Pulisic, Weah, Wright.

Nguyên Phong


Nguyên Phong

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]