(Baothanhhoa.vn) - Trong bối cảnh thị trường chuyển nhượng trước thềm V.League 2019 đang rộn ràng kẻ bán người mua thì sân Thiên Trường - nơi đóng đại bản doanh của Câu lạc bộ (CLB) Bóng đá Nam Định - lại im lặng đáng sợ. Không chỉ không có kinh phí để mua sắm cầu thủ mà “cái nghèo kinh niên”, không lối thoát đang đẩy CLB này đến bờ vực thẳm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Câu lạc bộ Nam Định trước nguy cơ giải thể: Bi kịch của “bóng đá thời vụ”!

Trong bối cảnh thị trường chuyển nhượng trước thềm V.League 2019 đang rộn ràng kẻ bán người mua thì sân Thiên Trường - nơi đóng đại bản doanh của Câu lạc bộ (CLB) Bóng đá Nam Định - lại im lặng đáng sợ. Không chỉ không có kinh phí để mua sắm cầu thủ mà “cái nghèo kinh niên”, không lối thoát đang đẩy CLB này đến bờ vực thẳm.

Câu lạc bộ Nam Định trước nguy cơ giải thể: Bi kịch của “bóng đá thời vụ”!

(Ảnh minh họa)

Với bóng đá thành Nam, chuyện nợ lương, thưởng đã trở thành “cơm bữa” từ khi các học trò của huấn luyện viên Nguyễn Văn Sỹ giành quyền thăng hạng cách đây hơn một năm rồi trụ hạng một cách ngoạn mục cuối mùa. Đáng nói hơn, đây là chuyển động không hiếm, từng nhiều lần diễn ra ở sân chơi cao nhất làng cầu quốc nội.

Nửa thập kỷ trước, bóng đá Kiên Giang từng chứng kiến câu chuyện “ngỡ như đùa” khi huấn luyện viên phó Nguyễn Công Long phải... cầm cố nhà cửa để lấy tiền trang trải sinh hoạt cho đội hàng ngày. Không tìm được lối thoát, đội bóng ở nơi có kênh đào Vĩnh Tế đổ ra biển Tây đã phải tự “khai tử” nhưng chưa hết, theo lời cựu Giám đốc Điều hành Trương Thanh Hồng, sau khi đội nhà giải thể, thi thoảng lại có cầu thủ tìm đến tận nhà ông để... đòi nợ! - thực chất là CLB nợ lương nhưng giới “quần đùi áo số” chẳng biết đòi ai nên đành đến nhà “sếp cũ”, những mong “gỡ gạc” được chút nào hay chút ấy.

Diễn biến tương tự lại đến với HV An Giang một năm sau đó. Sau khi giành vé thăng hạng, người An Giang đã mở hội thực sự, vừa để ăn mừng suất chuyên nghiệp, vừa háo hức chờ đợi khoản tài trợ (chừng hơn 20 tỷ) mà một doanh nghiệp địa phương hứa hẹn sẽ “hà hơi tiếp sức”. Tuy nhiên, “trông người, người càng vắng bóng/ Mịt mù như nhìn chốn biển khơi”, liều doping kia cứ bị khất lần, chây ì theo năm tháng. Và lãnh đạo tỉnh nhân sự việc đội nhà thất bại trong việc giành vé play-off trụ hạng đã quyết định “xóa sổ” CLB.

Nhìn nhận một cách khách quan thì chuyện 2 CLB nói trên bị “bức tử” chỉ là “cái chết được báo trước”. Thậm chí người ta còn xem đó là giải pháp đúng đắn trong bối cảnh “số tiền ngân sách chi cho đội bóng cũng bằng ngân sách đầu tư của tỉnh dành cho một huyện mỗi năm”. Họ đã dũng cảm chấp nhận “đau một lần rồi thôi” còn hơn là cứ gắng gượng duy trì một đội bóng luôn thường trực nỗi lo cơm áo gạo tiền.

Và quan trọng hơn, người ta đã “ngộ” ra thực tế: không thể tham dự sân chơi chuyên nghiệp theo kiểu cứ giành vé thăng hạng đã còn chuyện tiền nong thì... tính sau! Không ngạc nhiên khi nhiều CLB hạng Nhất ở xứ ta, khi đứng trước ngưỡng cửa “thiên đường” thăng hạng, đã nhận được tín hiệu “dừng bước” từ phía các vị lãnh đạo tỉnh, vì nếu thăng hạng thì họ không biết “đào” đâu ra nguồn kinh phí lên đến vài chục tỷ đồng/năm để nuôi CLB.

Đây chính là những bài học nhãn tiền và chúng tôi tin rằng, không phải lãnh đạo bóng đá Nam Định không nhận ra. Hay nói cách khác, bi kịch của bóng đá Nam Định là ở chỗ: Biết là sẽ khó, sẽ bế tắc nhưng vẫn cứ lao vào! Rõ ràng, phía sau hào quang của hai chữ “chuyên nghiệp” là vô vàn thách thức mà nhiều địa phương làm bóng đá theo kiểu “thời vụ” không thể vượt qua.

MẠNH HÀ


MẠNH HÀ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]