(Baothanhhoa.vn) - Ở thời điểm hiện tại, có thể xem Asiad 2018 là kỳ Đại hội thể thao châu lục thành công của làng bóng nước nhà khi hai đội tuyển của chúng ta đều đạt được những thành tích vang dội. Với đội tuyển Bóng đá nữ, các học trò của ông Mai Đức Chung đã tỏa sáng khi loại “đối thủ truyền kiếp” Thái Lan để giành 1 trong 2 tấm vé vào Tứ kết. Còn với các đồng nghiệp Nam, ngôi nhất bảng với 9 điểm tuyệt đối đã khiến cả châu lục cảm thấy ngỡ ngàng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Câu chuyện thể thao: Khi thầy trò ông Park Hang Seo chưa được “thưởng nóng”

Ở thời điểm hiện tại, có thể xem Asiad 2018 là kỳ Đại hội thể thao châu lục thành công của làng bóng nước nhà khi hai đội tuyển của chúng ta đều đạt được những thành tích vang dội. Với đội tuyển Bóng đá nữ, các học trò của ông Mai Đức Chung đã tỏa sáng khi loại “đối thủ truyền kiếp” Thái Lan để giành 1 trong 2 tấm vé vào Tứ kết. Còn với các đồng nghiệp Nam, ngôi nhất bảng với 9 điểm tuyệt đối đã khiến cả châu lục cảm thấy ngỡ ngàng.

Tuy nhiên, điều khiến người hâm mộ cảm thấy khó hiểu là trong bối cảnh người hâm mộ cả nước đang “sôi sục” thì ở trụ sở Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vẫn là sự “im lặng” đến bất thường - tuyệt nhiên không thấy chuyện “thưởng nóng” như thông lệ.

Liên tiếp những năm gần đây, ở bất kỳ giải đấu nào, hành trình chinh phục huy chương của đội tuyển luôn gắn với yếu tố “thưởng nóng”. Những quan chức bóng đá nước nhà luôn biết cách phát huy tối đa “ma lực” của đồng tiền, biến nó thành một “liều doping” đặc biệt trước khi đội tuyển của chúng ta bước vào một trận đấu quan trọng kiểu như nếu thắng sẽ giành quyền chơi bán kết/chung kết.

Song như đã nói, Asiad 2018 có vẻ như là ngoại lệ vì đến thời điểm này, ngoại trừ số tiền “thưởng nóng” 200 triệu từ Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện, các học trò của ông Park Hang Seo vẫn chưa nhận được bất kỳ một ngân khoản nào khác từ VFF, dẫu chỉ là... lời hứa!

Một thực tế không thể phủ nhận là chuyện Liên đoàn không ngừng dùng tiền thưởng như một thứ... mồi nhử, từ lâu đã gây nên những phản ứng trái chiều. Có kẻ cho rằng, đó là điều tất yếu, có công thì có thưởng song không ít người lại nêu quan điểm trái ngược: Việc lạm dụng tiền thưởng vô tình sẽ hạ thấp giá trị của yếu tố “màu cờ sắc áo” mà điển hình là Phó Chủ tịch VFF Đoàn Nguyên Đức, người từng cấm U19 Việt Nam (với nòng cốt là các cầu thủ trẻ trưởng thành từ lò đào tạo Hoàng Anh Gia Lai JMC của bầu Đức) nhận tiền thưởng. Theo ông Đức, các cầu thủ trẻ được khoác trên mình tấm áo đỏ có ngôi sao vàng nơi ngực trái đã là sự tưởng thưởng lớn nhất rồi, mọi phần thưởng khác (đặc biệt là... tiền mặt) không quan trọng!

Vậy thì sự “im lặng” của VFF sau 3 chiến thắng liên tiếp của đội tuyển U23 Việt Nam tại Asiad 2018 phải chăng biểu thị cho sự thay đổi trong tư duy quản lý của Liên đoàn?

Điều này có thể đúng nhưng không loại trừ đấy chỉ là bất đắc dĩ bởi như chúng ta đều biết, nội tình VFF lúc này đang “rối như canh hẹ”: Đương kim Chủ tịch Lê Hùng Dũng sẽ rút khỏi bộ máy nhân sự nhiệm kỳ tới, Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn - nhân vật “quyền lực thứ hai” thì liên tục dính đơn thư kiện cáo, đến mức phải rút khỏi danh sách đề cử trước thềm Đại hội VIII.

Xem ra tình trạng “rắn mất đầu” tại Liên đoàn mới là nguyên nhân chính khiến cho hành trình của U23 Việt Nam ở một giải đấu lớn như Asiad thiếu đi thứ “gia vị” quen thuộc: Những khoản thưởng bất chợt.

Ấy thế nhưng, cũng vì không có tiền thưởng từ VFF mà những lần ra quân, giành chiến thắng của thầy trò ông Park Hang Seo càng vẻ vang và nhiều ý nghĩa.


MẠNH HÀ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]