(Baothanhhoa.vn) - Nói đến thầy Vũ Anh Sơn, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh, những ai từng gắn bó với quá trình phát triển của thể thao Thanh Hóa đều dành những tình cảm, sự kính trọng đối với người đã gắn bó, xây những “viên gạch” đầu tiên cho bộ môn vật và các bộ môn võ thuật khác.

Người thầy huyền thoại của võ thuật Thanh Hóa

Nói đến thầy Vũ Anh Sơn, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh, những ai từng gắn bó với quá trình phát triển của thể thao Thanh Hóa đều dành những tình cảm, sự kính trọng đối với người đã gắn bó, xây những “viên gạch” đầu tiên cho bộ môn vật và các bộ môn võ thuật khác.

Người thầy huyền thoại của võ thuật Thanh HóaDù đã nghỉ hưu nhưng thầy Vũ Anh Sơn vẫn tâm huyết phát triển phong trào võ thuật Thanh Hóa.

Nhớ lại những ngày đầu đến với thể thao, thầy Vũ Anh Sơn chia sẻ: Sau khi tốt nghiệp cấp 3 (cấp THPT hiện nay), tôi quyết tâm theo nghiệp TDTT cho dù không đủ chiều cao. Sau khi bị loại ở Trường Đại học TDTT Từ Sơn (Bắc Ninh), tôi đã theo học tại Trường Trung cấp TDTT tỉnh Thanh Hóa và sau khi tốt nghiệp thì được giữ lại trường làm công tác giảng dạy. Tiếp đến tôi phụ trách huấn luyện bộ môn vật của Thanh Hóa và sớm giành được thành tích với tấm HCB của VĐV Phạm Sỹ Thu tại giải trẻ quốc gia năm 1984 tổ chức tại Sầm Sơn.

Giai đoạn từ năm 1985 trở đi chính là khoảng thời gian mà HLV Vũ Anh Sơn cùng các học trò gặt hái được nhiều thành tích ấn tượng, điển hình là vị trí thứ nhì toàn đoàn tại giải toàn quốc năm 1987 với 3 HCV, 1 HCB. Thành tích này đã khẳng định môn vật là thế mạnh của thể thao Thanh Hóa, đồng thời mở ra thời kỳ phát triển của các bộ môn võ thuật của Thanh Hóa.

Thầy Vũ Anh Sơn cùng với ngành đã xây dựng kế hoạch và tổ chức nhiều hoạt động võ thuật trên địa bàn tỉnh như “Hành trình trên quê hương Lê Lợi”, phát động nhiều phong trào võ thuật trong tỉnh... Nhờ đó, nhiều bộ môn võ thuật của Thanh Hóa đã ra đời như karate, judo (năm 1992), pencak silat (năm 1995). Từ đó, nhiều thế hệ VĐV tài năng võ thuật của Thanh Hóa đã được phát hiện, đào tạo, đóng góp thành tích cho thể thao tỉnh nhà. Năm 1995, tại Đại hội Thể thao toàn quốc, các môn võ – vật đã đem về 7 trong tổng số 16 HCV cho đoàn Thanh Hóa, trong đó môn vật 2 HCV, karate 2 HCV và pencak silat 3 HCV.

Với cương vị được giao là trưởng bộ môn võ – vật của tỉnh, từ năm 1996, thầy Vũ Anh Sơn không chỉ tiếp tục chú trọng đầu tư huấn luyện, phát triển các bộ môn đã có thành tích cao, mà còn tiếp tục đưa các môn mới như taekwondo, vovinam, boxing... Các bộ môn võ thuật này đã nhanh chóng trở thành thế mạnh và đều là “mỏ vàng” của Thanh Hóa tại đấu trường quốc gia, quốc tế. Đến năm 2002, đã có 8 bộ môn võ thuật được tham gia thi đấu thường xuyên trong hệ thống các giải đấu cấp quốc gia hàng năm. Các bộ môn võ – vật luôn chiếm từ 50% trở lên số HCV mà đoàn Thanh Hóa giành được tại các giải đấu quốc gia, các kỳ Đại hội Thể thao toàn quốc.

Nhiều VĐV là học trò của thầy Vũ Anh Sơn đã trở thành những gương mặt xuất sắc, đóng góp đáng kể vào thành tích cho thể thao Việt Nam tại SEA Games, ASIAD và thế giới, có thể kể ra như Nguyễn Văn Hùng (pencak silat), Đinh Công Sơn (muay), Nguyễn Ngọc Hài (vovinam), Nguyễn Hữu Long (boxing), Nguyễn Đình Long (judo – kick boxing)... Ngoài ra còn nhiều học trò đã và đang đảm nhiệm các vị trí cán bộ quản lý của ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Điều này khẳng định sự đóng góp đáng kể của người thầy huyền thoại này với sự phát triển của các môn võ thuật Thanh Hóa. Trên cương vị làm quản lý với vị trí Phó Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh, thầy Vũ Anh Sơn tiếp tục góp phần đưa các môn võ thuật giữ được vị thế tốp đầu trên đấu trường quốc gia, giành thành tích cao tại đấu trường quốc tế. Hai môn võ thuật mới tiếp tục được đưa vào đầu tư là kurash và jujitsu, bước đầu đã giành được những thành tích khả quan tại giải vô địch quốc gia, SEA Games 30. Đến nay, trong tổng số 30 môn thể thao thành tích cao của tỉnh, bên cạnh môn vật, còn có 14 môn võ thuật.

Mặc dù đã nghỉ hưu từ năm 2021, nhưng thầy Vũ Anh Sơn vẫn còn nguyên ngọn lửa đam mê, cháy bỏng cùng các môn võ thuật. Các trưởng bộ môn của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh vẫn thường xuyên liên lạc, nhờ thầy Sơn cố vấn trong công tác huấn luyện, hoạch định sự phát triển cho bộ môn. Ngoài ra, thầy Vũ Anh Sơn còn tham gia các hoạt động tập luyện các môn võ thuật vừa để tăng cường sức khỏe, vừa sẵn sàng giúp đỡ các bộ môn, các VĐV võ thuật Thanh Hóa. Đây cũng là tâm nguyện và mong muốn tiếp tục được đóng góp cho thể thao tỉnh nhà của thầy Vũ Anh Sơn – một người thầy huyền thoại mẫu mực của nhiều thế hệ VĐV, HLV Thanh Hóa.

Bài và ảnh: Mạnh Cường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

1 bình luận

 Trinh ơtt - 12:24 31/08/22

 Trả lời

Trân trọng và trân quý nhiệt huyết và tinh thần thể thao thành tích cao của Thầy

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]