(Baothanhhoa.vn) - Trong một phát biểu mới nhất, đương kim HLV trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Park Hang Seo đã không ngần ngại bày tỏ: Ông cảm thấy mệt  mỏi khi phải chỉ đạo cùng lúc 2 đội U23 (Olympic) và tuyển quốc gia; đồng thời mong muốn Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) sẽ chấp thuận cho ông “nhả bớt” đội U23.

Tin liên quan

Đọc nhiều

HLV Park Hang Seo và câu chuyện “một nách hai con”!

Trong một phát biểu mới nhất, đương kim HLV trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Park Hang Seo đã không ngần ngại bày tỏ: Ông cảm thấy mệt mỏi khi phải chỉ đạo cùng lúc 2 đội U23 (Olympic) và tuyển quốc gia; đồng thời mong muốn Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) sẽ chấp thuận cho ông “nhả bớt” đội U23.

HLV Park Hang Seo và câu chuyện “một nách hai con”!

Ảnh minh họa.

Một thực tế rất nhiều người biết là lâu nay, để “tiện” cho công tác huấn luyện, lại tiết kiệm chi phí, mỗi khi ký kết hợp đồng với một HLV nào đó, VFF thường “thòng” thêm điều kiện: Sẵn sàng dẫn dắt cùng lúc hai đội bóng là tuyển quốc gia và U23. Chính vì vậy mà ông Park Hang Seo hiện đang trong tình trạng “một nách hai con”: Nắm cùng lúc 2 đội bóng.

Điều này tưởng như nghịch lý nhưng lại không khó để lý giải. Thực tế ở xứ ta, hai khái niệm: Đội tuyển quốc gia và đội U23 (Olympic) không có sự tách bạch cụ thể và thường xuyên “nhập nhằng”, “tận dụng” theo kiểu “2 trong 1”. Nhiều nhiệm kỳ VFF dồn toàn lực gây dựng đội Olympic (dưới 23 tuổi) và trong trường hợp cần kíp, từ tập thể này, HLV trưởng sẽ bổ sung 5-7 gương mặt rồi hô biến thành đội tuyển quốc gia. Không ít thời điểm, “đội tuyển bé” cung cấp tới gần 90% lực lượng cho “đội tuyển lớn”.

Vì lẽ đó, đề xuất của vị chiến lược gia người Hàn Quốc không chỉ thể hiện nhãn quan của một nhà cầm quân chuyên nghiệp mà còn cho thấy việc cần thiết phải tách bạch 2 đội bóng gắn với thương hiệu quốc gia.

Oái oăm thay, như thừa nhận của cựu Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ, “bóng đá chuyên nghiệp kiểu Việt Nam có nhiều điểm khác với thế giới” - trong đó, biểu hiện rõ nhất là các quan chức bóng đá nước nhà chỉ tập trung vào các sân chơi ăn xổi ở tầm khu vực (SEA Games, AFF Suzuki Cup) nên không mấy “mặn mà” với những giải đấu vốn được coi là quá tầm như vòng loại World Cup, vòng loại Olympic, Asian Cup...

Đơn cử một chuyển động diễn ra cách đây chừng 4 năm, liên quan đến bộ môn bóng đá (cho đội U23) tại Đại hội thể thao khu vực - SEA Games 28. Theo thông lệ, sân chơi này thường diễn ra vào tháng 11, 12. Ấy thế nhưng, năm ấy, nước chủ nhà Singapore quyết định khai hội sớm hơn: Từ cuối tháng 5. Đây cũng là thời điểm diễn ra vòng loại World Cup 2018 khu vực châu Á. Có nghĩa là sân cỏ Việt Nam phải có cùng lúc cả 2 đội bóng trên 2 đấu trường.

Trước tình hình ấy, VFF và Liên đoàn một số quốc gia khác như Myanmar, Thái Lan đã quyết định dành ưu tiên cho... đội trẻ. Họ cùng đứng chung lá đơn đề nghị FIFA đổi lịch thi đấu World Cup.

Khi đề nghị này bị bác, cực chẳng đã, một mặt, VFF vẫn dành những gì tốt nhất cho đội U23; mặt khác, “mở toang” cánh cửa lên đội tuyển quốc gia cho cầu thủ, cố “vơ vét” cho đủ quân số để trình làng một “đội tuyển quốc gia” vừa mới toanh, vừa lạ lẫm.

Đây chính là thông điệp khẳng định: Trong tầm nhìn của VFF, “ao làng” mới là “đấu trường chính” vì dẫu sao cũng dễ có được huy chương để... báo cáo thành tích với cấp trên; còn sân chơi quốc tế (đi cùng với nó là “đội tuyển xịn”) mặc nhiên được xem là... ngoài tầm.

Điều đó có nghĩa, chuyện ông Park Hang Seo xin “nhả” đội U23 để toàn tâm toàn ý với đội tuyển quốc gia nhiều khả năng sẽ không được chấp nhận.

MẠNH HÀ


MẠNH HÀ

Từ khóa:Park hang seo

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]