(Baothanhhoa.vn) - Không chỉ có đóng góp lớn lao trong chức vô địch World Cup 2018 của đội bóng áo Lam (ghi 4 bàn thắng, 1 đường kiến tạo cùng danh hiệu “Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất”), tiền đạo trẻ Kylian Mbappé còn khiến cả thế giới ngả mũ thán phục khi quyết định dành toàn bộ tiền thưởng tại ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh cho công tác từ thiện.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Câu chuyện thể thao: Tuổi 19 và nhận thức về đồng tiền!

Không chỉ có đóng góp lớn lao trong chức vô địch World Cup 2018 của đội bóng áo Lam (ghi 4 bàn thắng, 1 đường kiến tạo cùng danh hiệu “Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất”), tiền đạo trẻ Kylian Mbappé còn khiến cả thế giới ngả mũ thán phục khi quyết định dành toàn bộ tiền thưởng tại ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh cho công tác từ thiện.

Theo tạp chí Sports Illustrated (Hoa Kỳ), tổng tiền thưởng mà chân sút này nhận được sau chức vô địch là 507.500 USD (khoảng 11,7 tỷ đồng) và như khẳng định của Mbappé, ngân khoản tương đương với gần 12 tỷ đồng Việt Nam này sẽ được chuyển cho Hiệp hội Premiers de Cordée - một tổ chức từ thiện hướng dẫn tập thể dục thể thao miễn phí cho trẻ khuyết tật mà anh là người bảo trợ. Theo Mbappé, tiền thưởng từ đội tuyển quốc gia không phải là giải pháp để tăng “nguồn thu”, việc được khoác trên mình chiếc áo Lam đã là một vinh dự!

Nếu nhìn vào phát ngôn và hành động của Mbappé, người ta sẽ khó mà tin được đó là tâm tư của một cầu thủ đang ở lứa “tuổi teen” - lứa tuổi mà trong suy nghĩ của không ít người Việt vẫn là “ăn chưa no, lo chưa tới”, dễ bị hư hỏng, sa ngã bởi đồng tiền. Chẳng phải thế sao khi mà cách đây hơn một năm, sau kỳ tích giành vé vào dự FIFA U20 World Cup 2017, trước số tiền thưởng lên tới 1,1 tỷ đồng mà đội tuyển U19 quốc gia nhận được từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), đã có một luồng quan điểm phản ứng rất gay gắt, cho rằng VFF không nên thưởng số tiền quá lớn, dễ khiến cầu thủ Việt nảy sinh suy nghĩ “thi đấu vì... tiền thưởng”.

Còn trước đó 3 năm, khi lứa U19 với nòng cốt là lứa “măng non” trưởng thành từ lò đào tại nơi phố núi Pleiku giành ngôi Á quân giải U19 Đông Nam Á 2014, ông chủ lò đào tạo Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức đã nảy ra sáng kiến: Lập sổ tiết kiệm cho từng cầu thủ và gửi về cho... bố mẹ quản lý.

Dĩ nhiên là bầu Đức và những người cùng quan điểm với ông không phải không có lý, nhất là trong quá khứ, bóng đá Việt Nam từng chứng kiến những “bài học đau thương” do không biết làm chủ đồng tiền từ lứa đàn anh Văn Quyến, Quốc Vượng - lứa cầu thủ từng gây tiếng vang ở giải U16 châu Á 2000 rồi lần lượt kẻ trước người sau dẫn nhau ra... vành móng ngựa vì bán độ.

Tuy nhiên, phải chăng vì sự “bao bọc đến tận răng” của ông Đức mà sau đó vài năm, khi những Công Phượng, Văn Toàn, Đông Triều, Tuấn Anh... được tung vào V.League và đang là nòng cốt của đội bóng chuyên nghiệp Hoàng Anh Gia Lai nhưng khán giả vẫn cứ gọi họ là “đám trẻ”. Chẳng rõ tư duy, nhận thức của “lũ trẻ” ra sao nhưng một thực tế không thể phủ nhận là người hâm mộ luôn có cảm giác: Các cầu thủ nói trên đầu quân cho đội bóng nào (?), đi đâu (?), làm gì (?) thậm chí là phát ngôn của họ, nhất nhất đều phải được “bố Đức”... thông qua!

Rõ ràng, từ Mbappé đến những đồng nghiệp tuổi 19 đã và đang khoác trên mình chiếc áo đỏ có hình ngôi sao vàng nơi ngực trái là một khoảng cách rất xa. Nó không chỉ tính bằng đẳng cấp giữa một quốc gia ở “vùng trũng Đông Nam Á” so với nhà vô địch thế giới mà còn biểu thị bằng tư duy, nhận thức cầu thủ - một tiền đạo Pháp đủ trưởng thành, chín chắn, sử dụng hợp lý những đồng tiền có được từ sân cỏ hoàn toàn đối lập với lứa U19 Việt Nam chỉ biết xỏ giày và chạy theo chỉ đạo từ... người lớn.

Học từ World Cup, có lẽ các cầu thủ của ta nên học ngay từ nhận thức và cách ứng xử với đồng tiền!


MẠNH HÀ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]