(Baothanhhoa.vn) - “Tôi không biết tiếng Việt và cũng không có ý định học thêm ngôn ngữ tại quốc gia mình đang hành nghề để tránh áp lực từ truyền thông và người hâm mộ” - tâm tư khó tin nhưng lại là sự thật, thậm chí có thể xem như “kinh nghiệm xương máu” mà ông thầy người Hàn Quốc đúc rút được sau quãng thời gian hành nghề ở dải đất hình chữ S.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Câu chuyện thể thao: Huấn luyện viên Park Hang Seo và chuyện không học tiếng Việt

“Tôi không biết tiếng Việt và cũng không có ý định học thêm ngôn ngữ tại quốc gia mình đang hành nghề để tránh áp lực từ truyền thông và người hâm mộ” - tâm tư khó tin nhưng lại là sự thật, thậm chí có thể xem như “kinh nghiệm xương máu” mà ông thầy người Hàn Quốc đúc rút được sau quãng thời gian hành nghề ở dải đất hình chữ S.

Câu chuyện thể thao: Huấn luyện viên Park Hang Seo và chuyện không học tiếng Việt

Chuyện của ông Park Hang Seo dễ khiến khán giả liên tưởng tới một chuyển động “cực nóng”, từng diễn ra dưới thời người đồng nghiệp Calisto cách đây chẵn một thập kỷ.

Trước thềm AFF Suzuki Cup năm ấy, sau chuỗi trận giao hữu “thua toàn tập”, vị chiến lược gia người Bồ Đào Nha bất chợt triệu tập cả đội, phát cho mỗi người một “lá phiếu”, yêu cầu các học trò “tích” vào một trong hai phương án: “Đồng ý” hay “không đồng ý” để ông tiếp tục dẫn dắt đội tuyển.

Hành động “ngỡ như đùa” này về sau được chính “thầy Tô” lý giải, đại ý: Qua truyền thông, ông cảm nhận được sự “sục sôi” của người hâm mộ cả nước. Có ý kiến còn bày tỏ sự nghi ngờ về năng lực của nhà cầm quân này. Những thông tin ấy lặp đi lặp lại hàng ngày hàng giờ khiến ông Calisto không thể giữ được thái độ bình thản và buộc phải tiến hành cuộc “lấy phiếu tín nhiệm” nọ.

Về sau, khi đã thôi dẫn dắt đội bóng áo đỏ có ngôi sao vàng nơi ngực trái, một lần nữa, HLV Calisto nhắc lại “sức ép khủng khiếp” từ truyền thông và các diễn đàn mạng, đồng thời để lại một phát ngôn “để đời”: Việt Nam có tới 90 triệu HLV, lượng “HLV online” thì nhiều vô kể!

Ở góc độ khác, bất kỳ nhà cầm quân hay đội tuyển quốc gia nào đều chịu tác động trực tiếp (và nhiều phần tiêu cực) từ báo chí. Vì lẽ đó, họ luôn biết cách tạo cho mình và các học trò một “hành lang an toàn”. Có người sau khi hội quân đã “đặt lệnh cấm” cầu thủ tiếp xúc với truyền thông. Thậm chí, không ít nhà cầm quân còn yêu cầu cầu thủ “đoạn tuyệt” với laptop, máy tính bảng... để tránh bị phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài sân cỏ...

Vậy nên, chuyện ông Park Hang Seo không biết tiếng Việt và không có ý định học tiếng Việt, xét cho cùng cũng chỉ là một “kỹ năng mềm” để thuận lợi khi hành nghề nơi đất khách. Nó cũng chứng tỏ nhà cầm quân xứ Kim Chi này khá am hiểu làng bóng nước nhà và cũng không loại trừ khả năng “thầy Park” đã rất thấm thía bài học từ người tiền nhiệm.

Song dẫu sao đi nữa thì chuyện một “lính đánh thuê” không chịu học tiếng bản địa không phải không có những điều đáng để ưu tư. Chẳng phải thế sao khi mà vài tháng trước, nhà cầm quân John Toshack của đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha đã tỏ thái độ không hài lòng khi một trong những ngôi sao sáng giá nhất Real Madrid là Gareth Bale (người xứ Wales) không chịu học tiếng Tây Ban Nha. Theo quan điểm của John Toshack, dư luận luôn có cái nhìn tích cực khi một người ngoại quốc cố gắng hội nhập văn hóa, tích lũy cho mình khả năng ngôn ngữ bản địa bởi “không hiểu ngôn ngữ sẽ không “thấm” được văn hóa và rất khó hòa đồng với đồng đội!”.

Và đừng quên rằng câu chuyện “mù ngoại ngữ” từng khiến không ít ngoại binh đã và đang hành nghề ở V.League phải “dở khóc dở cười” do không hiểu hết nội dung trong hợp đồng nhưng vẫn... nhắm mắt ký bừa!

MẠNH HÀ


MẠNH HÀ

Từ khóa:Park hang seo

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]