(Baothanhhoa.vn) - Xuân Kỷ Hợi năm nay, hình ảnh tiểu thương “chặt quất, phá đào” tiếp tục để lại những dư âm “đắng ngắt” quanh thú chơi hoa tết. Đặc biệt là ở những đô thị lớn (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh), vài giờ trước thời khắc giao thừa, không ít tiểu thương đã “bỏ hoa chạy lấy người” - những thứ mà trước đó ít ngày còn được “nâng như trứng mỏng”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Câu chuyện bóng đá đầu xuân: Sân cỏ Việt và chuyện “cành đào chiều Ba mươi tết”!

Xuân Kỷ Hợi năm nay, hình ảnh tiểu thương “chặt quất, phá đào” tiếp tục để lại những dư âm “đắng ngắt” quanh thú chơi hoa tết. Đặc biệt là ở những đô thị lớn (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh), vài giờ trước thời khắc giao thừa, không ít tiểu thương đã “bỏ hoa chạy lấy người” - những thứ mà trước đó ít ngày còn được “nâng như trứng mỏng”.

Câu chuyện bóng đá đầu xuân: Sân cỏ Việt và chuyện “cành đào chiều Ba mươi tết”!

Ảnh minh họa.

Theo phân tích của các chuyên gia, thị trường hoa tết luôn là “con gà đẻ trứng vàng” cho những “con buôn” (cả chuyên nghiệp lẫn “nghiệp dư”) nên người người, nhà nhà đổ xô vào kinh doanh đào, quất. Thời điểm thị trường sôi động, người ta không ngần ngại “thổi giá” cao hơn nhiều lần so với giá trị thực để nhanh chóng thu hồi vốn và sớm sinh lời. Đào, quất vụt trở thành thú chơi xa xỉ mà để sở hữu, người lao động phải mất tới nửa tháng lương mới có thể “đưa sắc xuân vào nhà”. Đó chính là nguyên nhân chủ đạo dẫn đến thảm cảnh chiều Ba mươi tết, người dân có thể dễ dàng “xin” được những chậu cây cảnh khá đẹp.

Chuyện đào, quất “ế xưng ế xỉa”, xét cho cùng vẫn là hệ quả từ lối tư duy “ăn xổi” có thể xuất hiện ở bất kỳ lĩnh vực nào và sân cỏ cũng không ngoại lệ.

Chẳng phải thế sao khi mà cách đây hơn nửa thập kỷ, “kinh doanh câu lạc bộ (CLB) bóng đá” được xem là “thú vui” của không ít nhà tài phiệt. Quan trọng hơn, các ông bầu đã nhìn thấy những khoản lợi nhuận “kếch xù” phía sau quả bóng tròn. Họ sử dụng đội bóng như một “vật ngang giá” để “mặc cả” với lãnh đạo địa phương về một “lô đất này” hay “dự án nọ”. Cũng như cành đào ngày tết, giá trị của một đội bóng bị đẩy lên cao gấp nhiều lần giá trị thực.

Và chuyện gì phải đến cũng đã đến, khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra và “càn quét” trên diện rộng, việc “nuôi” một tập thể trở thành “gánh nặng” thực sự mà không phải tỉnh, thành nào cũng kham nổi.

Cuối mùa bóng 2012, lần lượt lãnh đạo N.Sài Gòn, Sài Gòn Xuân Thành, thậm chí là cả nhà đương kim á quân giải hạng Nhất năm 2012 (đội bóng của ông bầu Đỗ Quang Hiển), dù trực tiếp hay gián tiếp đều úp mở thịnh tình “tặng” suất chuyên nghiệp cho một số địa phương như Đồng Tháp, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Quảng Nam... song đáp lại đều là những cái lắc đầu, xuất phát từ hai nguyên nhân chủ đạo: Không đủ tiềm lực kinh tế để duy trì một CLB bóng đá chuyên nghiệp (Hà Tĩnh, Quảng Nam) hoặc muốn đầu tư một cách căn cơ, bài bản từ hạng Nhất (Hải Phòng, Đồng Tháp)... Không “ngoa ngôn” khi nói: Giá trị của một suất chơi V.League chỉ ngang với “cành đào chiều Ba mươi tết”, ai cũng có thể sở hữu mà không phải mất bất kỳ một khoản kinh phí nào.

Vẫn biết trong kinh doanh, dẫu là buôn đào, quất hay một “món hàng siêu sang” như CLB bóng đá đều phụ thuộc rất lớn vào “thị hiếu”, “giá thành”, “thời điểm”... Tiểu thương hay ông bầu khi quyết định “dấn thân” đều xác định “may nhờ rủi chịu”, “được ăn cả, ngã về không”. Chỉ xót xa cho những giá trị đã trở thành “biểu tượng của ngày tết” (cành đào, cây quất), thậm chí là “niềm tự hào” của một địa phương (CLB bóng đá) từ chỗ được săn đón, vồ vập bỗng trở thành món đồ “cho không cũng chẳng đắt hàng”!

MẠNH HÀ


MẠNH HÀ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]