Chính phủ Thái Lan vừa chỉ đạo Ủy ban Đầu tư nước này (BoI) soạn thảo các gói khuyến khích mới nhằm hỗ trợ những công ty chịu tác động của những căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và muốn chuyển cơ sở sản xuất sang Thái Lan.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thái Lan "trải thảm đỏ" đón các công ty có ý định rời Trung Quốc

Chính phủ Thái Lan vừa chỉ đạo Ủy ban Đầu tư nước này (BoI) soạn thảo các gói khuyến khích mới nhằm hỗ trợ những công ty chịu tác động của những căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và muốn chuyển cơ sở sản xuất sang Thái Lan.

Thái Lan “trải thảm đỏ” đón các công ty có ý định rời Trung QuốcThái Lan đang soạn thảo các gói khuyến khích mới nhằm hỗ trợ những công ty muốn chuyển cơ sở sản xuất sang Thái Lan. (Nguồn: AFP)

Tại cuộc làm việc với BoI, Phó Thủ tướng Thái Lan Somkid Jatusripitak nói rằng cuộc đua thu hút các nhà đầu tư nước ngoài giữa các nước thành viên ASEAN đang nóng lên, trong bối cảnh cạnh tranh thương mại Mỹ-Trung không ngừng leo thang.

Theo ông, các gói khuyến khích mới cần được soạn thảo để đáp ứng những yêu cầu cụ thể của nhà đầu tư đến từ các nước khác nhau.

Chẳng hạn, doanh nhân Hàn Quốc muốn đầu tư vào những khu vực gần với các nhà máy hiện có của công ty Hàn Quốc , do đó Thái Lan cần đảm bảo có đủ chỗ trống trong các khu công nghiệp.

Phó Thủ tướng Somkid yêu cầu phải chuẩn bị những gói kích thích theo yêu cầu của khách hàng, với những ưu đãi đầu tư chi tiết phù hợp với từng công ty. Các gói này cũng phải linh hoạt và có thể thương lượng.

Tổng Thư ký BoI Duangjai Asawachintachit cho biết cơ quan này đặt mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài 750 tỷ baht (24,5 tỷ USD) trong năm nay, chú trọng vào những công ty muốn chuyển cơ sở sản xuất của họ từ Trung Quốc sang Thái Lan.

Theo bà Duangjai, hiện BoI có một danh sách gồm hơn 100 công ty ở Trung Quốc và những nước khác muốn di chuyển sang Thái Lan.

BoI sẽ áp dụng 3 chiến lược đối với những công ty này, tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và nhu cầu cụ thể.

Chiến lược đầu tiên là cung cấp gói khuyến khích được điều chỉnh theo nhu cầu của khách hàng nhằm hỗ trợ họ giảm thiểu tổn thất từ chiến tranh thương mại .

Chiến lược thứ hai là thuyết phục đầu tư vào Hành lang Kinh tế phía Đông (EEC). Chiến lược cuối cùng là cung cấp những gói kích thích kinh tế dành cho các công ty nhỏ và vừa (SME)./.

(Theo AFP/TTXVN)


(Theo AFP/TTXVN)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]