Ngày 2/7, những người biểu tình ở Libya cho biết họ sẽ tiếp tục biểu tình cho đến khi tất cả giới tinh hoa cầm quyền từ bỏ quyền lực sau các cuộc biểu tình ở hầu hết các thành phố chính vào ngày 1/7, với đỉnh điểm là đám đông xông vào phóng hỏa tòa nhà quốc hội nước này.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhóm biểu tình Libya “sẽ tiếp tục” cho đến khi đạt được mục tiêu

Nhóm biểu tình Libya “sẽ tiếp tục” cho đến khi đạt được mục tiêuNgười biểu tình Libya phóng hỏa tòa nhà quốc hội ở Tobruk. (Nguồn: theguardian.com)

Ngày 2/7, những người biểu tình ở Libya cho biết họ sẽ tiếp tục biểu tình cho đến khi tất cả giới tinh hoa cầm quyền từ bỏ quyền lực sau các cuộc biểu tình ở hầu hết các thành phố chính vào ngày 1/7, với đỉnh điểm là đám đông xông vào phóng hỏa tòa nhà quốc hội nước này.

Người dân Libya đã tổ chức cuộc biểu tình lớn nhất ở Tripoli trong nhiều năm, hô vang các khẩu hiệu chống lại giới tinh hoa chính trị của Libya, chặn các con đường ở Benghazi, Misrata và phóng hỏa các tòa nhà chính phủ ở Sebha và Qarabuli.

Qua mạng xã hội, phong trào thanh niên Beltrees, cho biết: “Chúng tôi khẳng định quyết tâm tiếp tục biểu tình ôn hòa cho đến hơi thở cuối cùng để đạt được mục tiêu của mình.”

Phong trào này cho biết thêm họ sẽ chiếm các đường phố và quảng trường của thành phố cho đến khi tất cả các cơ quan chính trị cầm quyền “tuyên bố từ chức trước công chúng.”

Các cuộc biểu tình đang diễn ra trên khắp đất nước này cho thấy người dân Libya ngày càng thất vọng đối với cả hai phe phái chính trị xung đột trong nhiều năm ở miền Đông và miền Tây.

Các cuộc bầu cử quốc gia theo dự kiến của Libya đã thất bại hồi tháng 12 năm ngoái, khiến các phe phái chính trị đối địch lâm vào thế bế tắc trong việc kiểm soát chính phủ, đẩy Libya trở lại xung đột trong khi các dịch vụ công ngày càng đi xuống.

Sau khi cuộc bầu cử thất bại, quốc hội Libya có trụ sở ở miền Đông cho biết chính phủ lâm thời của Thủ tướng Abdulhamid al-Dbeibah ở Tripoli không còn hiệu lực và bổ nhiệm ông Fathi Bashagha làm Thủ tướng mới.

Tuy nhiên, ông Dbeibah đã từ chối nhượng lại quyền lực và một cơ quan lập pháp khác, Hội đồng Nhà nước Cấp cao (HSC), đã bác bỏ các động thái của quốc hội.

Quốc hội Libya và các nhà lãnh đạo HSC đã có cuộc đàm phán tại Geneva trong tuần này nhưng không đạt được bất kỳ đột phá nào. Các cuộc biểu tình hôm 1/7 ban đầu xuất phát từ việc phản đối tình trạng mất điện thường xuyên.

Chủ tịch Quốc hội Aguila Saleh đã lên án “hành động phá hoại” trong cuộc tấn công của những người biểu tình vào tòa nhà Quốc hội ở Tobruk, đồng thời khẳng định rằng hành động này sẽ bị trừng phạt theo pháp luật.

Trưởng phái bộ Liên hợp quốc tại Libya Stephanie Williams cho biết các cuộc biểu tình là một lời kêu gọi rõ ràng để các tầng lớp chính trị gạt bỏ sự bất đồng sang một bên và tổ chức bầu cử./.

(Vietnam+)


(Vietnam+)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]