Ngày 10/1, một dự luật áp lệnh cấm đối với bất kỳ văn kiện pháp quy nào cho phép tước đoạt quần đảo Nam Kuril (hiện do Nga kiểm soát, song Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc) khỏi Liên bang Nga đã được đệ trình tại Duma Quốc gia (Hạ viện) nước này.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nghị sỹ Nga trình dự luật về quần đảo tranh chấp với Nhật Bản

Ngày 10/1, một dự luật áp lệnh cấm đối với bất kỳ văn kiện pháp quy nào cho phép tước đoạt quần đảo Nam Kuril (hiện do Nga kiểm soát, song Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc) khỏi Liên bang Nga đã được đệ trình tại Duma Quốc gia (Hạ viện) nước này.

Nghị sỹ Nga trình dự luật về quần đảo tranh chấp với Nhật BảnTàu thuyền cập bến tại cảng ngoài khơi thị trấn Kuril trên đảo Iturup tháng 12/2016. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Dự luật “Về yêu cầu lãnh thổ của Nga đối với Nhật Bản” do nghị sỹ đảng Dân chủ Tự do Nga (LDPR) soạn thảo nêu rõ: “Tất cả các văn bản pháp quy có nội dung tước đoạt quần đảo Nam Kuril sẽ không được phê chuẩn, công bố, có hiệu lực và áp dụng.”

Tác giả dự luật chỉ ra rằng quần đảo Nam Kuril thuộc về Nga theo kết quả của Chiến tranh Thế giới thứ 2, trên cơ sở Tuyên bố Cairo ngày 1/12/1943, Tuyên bố Postdam ngày 26/7/1945... Theo đó, quần đảo Nam Kuril là một phần không thể tách rời của Nga.

Tờ trình kèm theo dự luật giải thích, dự luật được soạn thảo do mới đây Nhật Bản đã thông qua luật sửa đổi, trong đó khẳng định 4 hòn đảo của quần đảo Kuril thuộc về Nhật Bản, đồng thời đặt ra nhiệm vụ “nỗ lực tối đa để lấy lại Vùng lãnh thổ phương Bắc thuộc về Nhật Bản.”

Trong khi đó cùng ngày, thành viên phong trào “Mặt trận cánh tả” cũng đã đệ đơn lên tòa thị chính thủ đô Moskva xin cấp phép tổ chức vào ngày 20/1 tới đây cuộc mít tinh "Vì sự toàn vẹn lãnh thổ của Liên bang Nga. Chống lại việc chuyển giao quần đảo Nam Kuril cho Nhật Bản."

Điều phối viên phong trào Sergey Udaltsov cho biết, theo thông tin báo chí, vào cuối tháng 1/2019 sẽ diễn ra cuộc gặp giữa lãnh đạo Nga và Nhật Bản và rất có thể hai bên sẽ đạt thỏa thuận về việc chuyển giao này.

Ông Udaltsov thông báo, dự kiến sẽ có khoảng 1.000 người tham gia phản đối, yêu cầu vấn đề lãnh thổ phải được thông báo tới toàn dân và phải được giải quyết qua trưng cầu dân ý.

Theo TTXVN


Theo TTXVN

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]