Ngày 15/10, Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi tất cả các bên ở Liban kiềm chế sau khi các cuộc giao tranh gây thương vong làm rung chuyển thủ đô Beirut trong bối cảnh căng thẳng gia tăng liên quan đến cuộc điều tra vụ nổ ở cảng Beirut tháng 8/2020.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Liban: Giao tranh gây nhiều thương vong, Nga kêu gọi các bên kiềm chế

Ngày 15/10, Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi tất cả các bên ở Liban kiềm chế sau khi các cuộc giao tranh gây thương vong làm rung chuyển thủ đô Beirut trong bối cảnh căng thẳng gia tăng liên quan đến cuộc điều tra vụ nổ ở cảng Beirut tháng 8/2020.

Liban: Giao tranh gây nhiều thương vong, Nga kêu gọi các bên kiềm chế

Binh sỹ Liban được triển khai tới hiện trường vụ đấu súng tại khu vực Tayouneh ở thủ đô Beirut ngày 14/10. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tuyên bố của bộ trên nêu rõ: “Moskva cực kỳ quan ngại về căng thẳng chính trị gia tăng tại Liban. Chúng tôi kêu gọi tất cả các chính trị gia Liban kiềm chế và thận trọng.”

Bộ Ngoại giao Nga bày tỏ hy vọng chính phủ của tân Thủ tướng Najib Mikati có thể đương đầu được với những thách thức khó khăn và nguy hiểm, đồng thời kêu gọi Chính phủ Liban chủ động giải quyết các vấn đề hiện nay mà không cần sự can thiệp từ bên ngoài.

Trước đó, các nước Pháp, Mỹ và Liên hợp quốc đã kêu gọi các phe phái tại Liban kiềm chế, đồng thời nhấn mạnh nước này cần cho phép cuộc điều tra về vụ nổ cảng Beirut được tiếp tục mà không bị cản trở.

Trong những ngày gần đây, tình hình an ninh tại thủ đô Beirut của Liban đã trở nên bất ổn. Đã có sáu người thiệt mạng và hàng chục người bị thương trong vụ bạo lực xảy ra ngày 14/10.

Cuộc khủng hoảng chính trị mới tại Liban liên quan vấn đề liệu có nên loại bỏ thẩm phán đang điều tra các vụ nổ ở cảng Beirut hay không.

Thẩm phán Tarek Bitar đã bị buộc phải đình chỉ cuộc điều tra của ông vào ngày 12/10, sau khi các cựu bộ trưởng mà ông từng triệu tập để thẩm vấn phục vụ công tác điều tra đã đệ đơn kiện ông.

Trong khi đó, thủ lĩnh phong trào Hezbollah Hassan Nasrallah đã cáo buộc thẩm phán Bitar có hành vi “thiên vị chính trị.” Tương tự, ông Ali Hasan Khalil, nhà lập pháp cấp cao thuộc phong trào Amal đồng thời là một cựu bộ trưởng, đã đe dọa “leo thang chính trị” nếu quá trình điều tra “không được điều chỉnh.”

Vụ nổ kinh hoàng xảy ra ngày 4/8/2020 đã tàn phá cảng Beirut và một khu vực lớn ở trung tâm thủ đô Liban. Đây là một trong những vụ nổ không liên quan tới hạt nhân lớn nhất trong lịch sử, khiến ít nhất 218 người thiệt mạng và hơn 7.000 người bị thương.

Kể từ khi tiếp nhận nhiệm vụ điều tra về vụ nổ này, Thẩm phán Bitar đã triệu tập một loạt cựu thủ tướng và cựu bộ trưởng cũng như các quan chức quân đội và an ninh hàng đầu để thẩm vấn do nghi ngờ có sự bất cẩn dẫn tới sự cố.

Ông cũng đã ra quyết định bắt giữ nhiều nhân vật cấp cao, do họ nhiều lần không có mặt trong buổi thẩm vấn, trong đó bao gồm cả ông Ali Hasan Khalil.

Các nhà lãnh đạo chính trị của Liban, bao gồm một số cựu thủ tướng, đã chỉ trích ông Bitar vì đã cố tình điều tra các quan chức cấp cao - những nhân vật chỉ có thể bị xét xử bởi một tòa án đặc biệt.

Thẩm phán Tarek Bitar đã bị buộc phải đình chỉ cuộc điều tra của ông vào ngày 12/10, sau khi các cựu bộ trưởng mà ông từng triệu tập để thẩm vấn phục vụ công tác điều tra đã đệ đơn kiện ông.

Tuy nhiên, trong sáng 14/10, một tòa án Liban đã bác bỏ các khiếu nại pháp lý nhằm vào ông Bitar, theo đó cho phép vị thẩm phán này tiếp tục điều tra về vụ nổ.

Theo AFP


Theo AFP

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]