Ngày 16/4, Quỹ ASEAN đã khởi động Chương trình phát triển doanh nghiệp xã hội ASEAN (ASEAN SEDP) và hội thảo trực tuyến thảo luận về các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp xã hội trong khu vực.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khởi động Chương trình phát triển doanh nghiệp xã hội ASEAN

Ngày 16/4, Quỹ ASEAN đã khởi động Chương trình phát triển doanh nghiệp xã hội ASEAN (ASEAN SEDP) và hội thảo trực tuyến thảo luận về các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp xã hội trong khu vực.

Khởi động Chương trình phát triển doanh nghiệp xã hội ASEAN(Nguồn: thcasean.org)

Với sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) và Tập đoàn SAP, ASEAN SEDP nhằm mục đích khuyến khích các doanh nghiệp xã hội do thanh niên lãnh đạo vươn lên dẫn dắt các nỗ lực giảm thiểu các tác động kinh tế-xã hội tiêu cực do đại dịch COVID-19 gây ra đối với các cộng đồng trong toàn khu vực.

Phát biểu khai mạc, Tiến sỹ Yang Mee Eng, Giám đốc điều hành Quỹ ASEAN, nhấn mạnh rằng trong hơn một năm nay, đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn cuộc sống, ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe, kinh tế và điều kiện sống trong khu vực.

Đại dịch đã cho thấy những khó khăn mà thanh niên - nhóm dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất trong cộng đồng - phải đối mặt.

Tuy nhiên, năm vừa qua cũng đã cho thấy sức mạnh của khu vực. Một trong những tài sản lớn nhất của ASEAN là những người trẻ tuổi, những người đã chứng tỏ khả năng to lớn để thích ứng với những thách thức mới này bằng cách tăng cường áp dụng kỹ thuật số, học các kỹ năng mới và phát triển cách tiếp cận mới có tác động để phát triển bền vững.

Tiến sỹ Yang cho biết ASEAN SEDP nhằm mục đích truyền cảm hứng cho giới trẻ và giúp họ mở rộng doanh nghiệp xã hội trong khu vực. Ngoài việc trang bị các kỹ năng để tìm kiếm việc làm trong tương lai, Chương trình sẽ cung cấp cho thanh niên các kỹ năng kinh doanh, từ đó giúp họ có thể đóng góp nhiều hơn cho phúc lợi xã hội của Cộng đồng ASEAN .

Mặt khác, Chương trình cũng nhằm mục đích khuyến khích sự tham gia và phát huy tối đa tiềm năng của thanh niên bằng cách cung cấp cho họ khả năng xây dựng năng lực, cố vấn, tài chính và tiếp thị, nhằm duy trì tăng trưởng và mở rộng quy mô doanh nghiệp cũng như phạm vi thị trường.

Về phần mình, Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng Kinh tế ASEAN Satvinder Singh đáng giá rằng doanh nghiệp xã hội là “phương tiện thực sự” giúp ASEAN vận dụng, tích hợp các mục tiêu phát triển bền vững và doanh nghiệp xã hội thực sự là “nơi tốt nhất để giải quyết các vấn đề xã hội.”

Theo Phó Tổng thư ký ASEAN, hiện Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam có số lượng doanh nghiệp xã hội cao nhất trong khu vực. Các doanh nghiệp này hoạt động trong nhiều lĩnh vực và có tác động lớn đến nền kinh tế quốc gia. Ví dụ, có rất nhiều hoạt động doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực nông nghiệp ở Indonesia và Philippines và Thái Lan.

Trong thời gian gần đây, cùng với các tiến bộ khoa học công nghệ, ngày càng có nhiều doanh nghiệp xã hội sử dụng công nghệ để cung cấp các giải pháp và tạo ra tác động.

Ông Satvinder cho rằng mặc dù có tiềm năng, song hệ sinh thái doanh nghiệp xã hội ASEAN vẫn chưa phát triển đồng đều.

Theo Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), một số thách thức chính mà các doanh nghiệp xã hội trong khu vực đang phải đối mặt bao gồm quy trình đăng ký kinh doanh rườm rà, thiếu kinh phí, khả năng mở rộng, thu hút và giữ chân nhân tài...

Do vậy, theo Phó Tổng thư ký ASEAN Satvinder, điều quan trọng là tất cả các bên liên quan, từ Chính phủ, các nhà tài trợ đến các viện nghiên cứu, các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức đa phương và các tổ chức tư nhân cần phối hợp các nguồn lực nhằm tạo ra các hệ sinh thái sống động, cũng như môi trường thuận lợi giúp các doanh nghiệp xã hội phát triển./.

(TTXVN/Vietnam+)


(TTXVN/Vietnam+)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]