Giá các loại năng lượng tăng vọt trong thời gian qua do tác động của cuộc chiến tại Ukraine đã gây ra không ít hệ lụy trên thị trường toàn cầu.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giá năng lượng trên thế giới tăng cao: Cơ hội cho nước Mỹ

Giá năng lượng trên thế giới tăng cao: Cơ hội cho nước MỹCơ sở lọc dầu Wilmington của Mỹ ở Los Angeles, California. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Giá các loại năng lượng tăng vọt trong thời gian qua do tác động của cuộc chiến tại Ukraine đã gây ra không ít hệ lụy trên thị trường toàn cầu.

Thế nhưng, giới chuyên gia nhận định rằng đây cũng chính là cơ hội không những khiến ngành dầu khí của nước Mỹ có thể tăng trưởng nhanh chóng mà còn tạo điều kiện để nước Mỹ giảm bớt tiêu thụ năng lượng hóa thạch và tiến nhanh tới mục tiêu đạt mức phát thải bằng không.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã cam kết cắt giảm hoàn toàn lượng khí thải CO2 và các loại khí thải nhà kính khác vào năm 2050.

Để đạt được mục tiêu này, chính quyền của Tổng thống Biden đã ra nhiều quy định và sắc lệnh để có thể tiến dần tới mục tiêu đã đặt ra như tích cực xử lý rò rỉ khí methane từ các đường ống hay giếng dầu và hạn chế cho thuê hay khoan dò trên đất liên bang, chuyển dần sang năng lượng sạch.

Tuy nhiên, cho dù nước Mỹ có cắt giảm sản xuất nhiên liệu hóa thạch thì nhu cầu sử dụng các loại năng lượng này trên toàn cầu vẫn rất cao. Chính vì vậy, khi nhiều nước ngừng nhập dầu của Nga thì đây chính là cơ hội cho nước Mỹ.

Mỹ có thể vừa bán được nhiều hơn các sản phẩm dầu khí, vừa ứng phó với biến đổi khí hậu hiệu quả hơn thông qua áp thuế các công ty gây phát khí thải và áp thuế đối với nhập khẩu năng lượng nhưng không áp thuế đối với năng lượng xuất khẩu.

Châu Âu, vốn nhập tới 45% tổng lượng khí đốt từ Nga hiện muốn chấm dứt hoàn toàn nhập khẩu của Nga và hiện Mỹ đã cam kết sẽ xuất thêm 15 tỷ m3 khí hóa lỏng (LNG) cho châu Âu trong năm nay và sau đó 50 tỷ m3 mỗi năm sau đó, tương đương khoảng 1/3 lượng khí đốt mà châu Âu nhập của Nga trong năm 2021.

Hãng nghiên cứu thị trường năng lượng Rystad Energy ước tính thị phần LNG của Mỹ trên thị trường toàn cầu sẽ tăng từ 19% trong năm 2021 lên 28% vào năm 2030.

Còn với dầu mỏ, các lệnh trừng phạt của phương Tây dự kiến sẽ khiến Nga bị ngừng xuất khoảng 3 triệu thùng mỗi ngày kể từ tháng Tư, theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, nên lượng dầu mỏ Mỹ sản xuất sẽ tăng khoảng 1,3 triệu thùng mỗi ngày và đạt mức 12,8 triệu thùng/ngày vào tháng 12 tới.

Theo tờ Wall Street Journal, Mỹ cũng có nhiều thuận lợi khác để tiến tới mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu đã đặt ra bởi xe chạy điện đang ngày càng được thị trường chấp nhận rộng rãi và nếu giá xăng vẫn duy trì ở mức cao trên 4 USD/gallon (3,7 lít) thì người dân sẽ sẵn sàng chuyển sang sử dụng các loại năng lượng sạch./.

(TTXVN/Vietnam+)


(TTXVN/Vietnam+)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]