Các nhà lãnh đạo Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) không kỳ vọng vào sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế khu vực này từ khủng hoảng dịch COVID-19.

Tin liên quan

Đọc nhiều

ECB loại trừ khả năng kinh tế châu Âu sẽ vực dậy nhanh sau COVID-19

Các nhà lãnh đạo Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) không kỳ vọng vào sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế khu vực này từ khủng hoảng dịch COVID-19.

ECB loại trừ khả năng kinh tế châu Âu sẽ vực dậy nhanh sau COVID-19Người dân mua hàng tại siêu thị. (Ảnh: THX/TTXVN)

Bởi vậy, biên bản cuộc họp chính sách mới nhất của EBC vừa được công bố ngày 22/5 cho thấy ngân hàng này đang xem xét đưa ra các gói kích thích kinh tế mới trong tháng Sáu tới.

Biên bản cuộc họp chính sách ngày 30/4 của ECB nêu rõ khả năng nền kinh tế châu Âu sẽ phục hồi nhanh chóng theo “hình chữ V” - nghĩa là suy giảm mạnh nhưng sẽ ngay lập tức bù đắp bằng sự phục hồi sắc nét tương ứng, có thể được loại trừ.

Chủ tịch ECB Christine Lagarde hồi tháng trước cho biết sản lượng kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) có thể suy giảm 12% trong năm nay, do các biện pháp phong tỏa xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 đã làm tê liệt hoạt động kinh tế, gia tăng tỷ lệ thất nghiệp , gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và làm giảm nhu cầu của người tiêu dùng.

Theo kế hoạch, ECB sẽ công bố dự báo mới nhất về tăng trưởng và lạm phát hàng quý của khối tiền tệ chung gồm 19 quốc gia châu Âu tại cuộc họp chính sách ngày 4/6 tới.

Giữa bối cảnh đại dịch vẫn chưa được khống chế hoàn toàn, các nhà lãnh đạo ECB cho rằng các số liệu dự báo được đưa ra vào tháng Sáu tới sẽ được điều chỉnh “giảm đáng kể."

Ban điều hành ECB đã tính toán ba tình huống có thể xảy ra, và nhất trí rằng quan điểm dịch COVID-19 chỉ tác động nhẹ tới nền kinh tế châu Âu là “quá lạc quan."

ECB đã sẵn sàng triển khai thêm các biện pháp cần thiết để đưa Eurozone ra khỏi cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ này.

Định chế tài chính có trụ sở tại Frankfurt (Đức) đã cam kết chi hơn 1.000 tỷ euro cho trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp trong năm nay để bảo đảm thanh khoản, đồng thời khuyến khích hoạt động chi tiêu và đầu tư tại châu Âu. Kế hoạch này bao gồm chương trình khẩn cấp mua trái phiếu (PEPP) trị giá lên tới 750 tỷ euro (815 tỷ USD) đến hết năm 2020.

ECB cũng đã “chuẩn bị đầy đủ” để tăng cường chương trình kích thích kinh tế vào đầu tháng tới, nếu các nhà lãnh đạo ECB đánh giá quy mô của gói kích thích vẫn chưa đủ./.

(TTXVN/Vietnam+)


(TTXVN/Vietnam+)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]