Sau khi Vương quốc Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 31/1, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất một hệ thống mới để kết nạp thêm thành viên - điều đang cần được khẩn trương hoàn thiện do sự phản đối của Pháp và Hà Lan với việc đàm phán mở rộng tư cách thành viên cho hai quốc gia vùng Tây Balkan.

Tin liên quan

Đọc nhiều

EC đề xuất cải cách hệ thống kết nạp thành viên mới sau khi Anh rời EU

Sau khi Vương quốc Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 31/1, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất một hệ thống mới để kết nạp thêm thành viên - điều đang cần được khẩn trương hoàn thiện do sự phản đối của Pháp và Hà Lan với việc đàm phán mở rộng tư cách thành viên cho hai quốc gia vùng Tây Balkan.

EC đề xuất cải cách hệ thống kết nạp thành viên mới sau khi Anh rời EUToàn cảnh một phiên họp Nghị viện châu Âu tại Brussels, Bỉ. (Ảnh: THX/TTXVN)

EC hy vọng các quy định sau khi được sắp xếp hợp lý sẽ tránh trì hoãn hơn nữa việc bắt đầu giai đoạn đàm phán gia nhập EU khi các nước có nguyện vọng tham gia khối này đã đáp ứng đủ điều kiện.

Chủ tịch EC, bà Ursula von der Leyen, ngày 5/2 đã nói rằng đề xuất này là “một thông điệp tích cực” đối với Bắc Macedonia và Albania, sau khi hy vọng của hai nước trên về các cuộc đàm phán gia nhập nhanh bị từ chối vào tháng 10/2019 do sự phản đối của Pháp và Hà Lan với lý do quá trình mở rộng thành viên của EU cần được cải tổ trước tiên.

Yếu tố được chú ý nhất trong lần này là Pháp cũng thừa nhận rằng đề xuất trên là một sự thay đổi đáng kể và một bước tiến theo đúng hướng. EU đang hy vọng rằng sự đột phá cho Albania và Bắc Macedonia có thể diễn ra vào tháng Ba tới. Khối này cũng dự kiến tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Tây Balkan vào tháng 5/2020.

Kể từ khi Croatia gia nhập khối vào năm 2013, EU đã không kết nạp thêm bất cứ quốc gia thành viên mới nào. Lý do là vì những cuộc khủng hoảng tài chính và làn sóng di cư đã khiến nhu cầu kết nạp thành viên mới của khối giảm dần.

Trong bối cảnh Vương quốc Anh trở thành nước đầu tiên rời khỏi EU, đã có những ý kiến rằng khối này cần “mở rộng vòng tay” với các quốc gia vùng Balkan có vị trí chiến lược quan trọng./.

(TTXVN/Vietnam+)


(TTXVN/Vietnam+)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]