Phần Lan sẽ hủy bỏ đạo luật khẩn cấp được Quốc hội áp đặt hồi tháng Ba nhằm ngăn chặn đà lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong bối cảnh tốc độ lây nhiễm tại nước này đã chậm lại và các biện pháp đặc biệt hiện không còn cần thiết.

Tin liên quan

Đọc nhiều

COVID-19 ở châu Âu: Phần Lan sẽ hủy bỏ đạo luật tình trạng khẩn cấp

Phần Lan sẽ hủy bỏ đạo luật khẩn cấp được Quốc hội áp đặt hồi tháng Ba nhằm ngăn chặn đà lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong bối cảnh tốc độ lây nhiễm tại nước này đã chậm lại và các biện pháp đặc biệt hiện không còn cần thiết.

COVID-19 ở châu Âu: Phần Lan sẽ hủy bỏ đạo luật tình trạng khẩn cấpNgười dân sử dụng mặt nạ phòng hộ ngừa dịch COVID-19 tại Vantaa, Phần Lan ngày 1/4/2020. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Phát biểu trước báo giới ngày 15/6, Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin cho rằng hiện không còn cơ sở pháp lý để chính phủ tiếp tục duy trì đạo luật khẩn cấp và tình trạng khẩn cấp, dự kiến sẽ hết hiệu lực trong cùng ngày.

Tuy nhiên, bà nhấn mạnh điều này không đồng nghĩa mối đe dọa lây lan virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 đã qua.

Trong khi đó, Bộ trưởng Tư pháp Anna-Maja Henriksson cho rằng đạo luật tình trạng khẩn cấp, vốn hạn chế các quyền cơ bản của công dân, không thể kéo dài hơn mức cần thiết.

Theo số liệu của Chính phủ Phần Lan, hiện vẫn còn 26 bệnh nhân mắc COVID-19 đang được điều trị trong bệnh viện, và chỉ 1 người đang cần được chăm sóc tích cực.

Trong vài tuần qua, trung bình mỗi ngày nước này ghi nhận khoảng 15-25 ca mắc mới.

Tính tới ngày 14/6, số ca mắc COVID-19 tại Phần Lan là 7.104 ca.

Hàng rào tại khu vực biên giới giữa Italy và Slovenia được dỡ bỏ

Cùng ngày, hàng rào tại khu vực biên giới giữa Italy và Slovenia đã được dỡ bỏ sau nhiều tháng được dựng lên nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.

Các thị trưởng thị trấn Gorizia nằm bên phía Italy và Nova Goria ở bên phía Slovenia, vốn bị hàng rào ngăn cách trước đó, đã cắt dải ruy băng, đánh dấu việc mở cửa trở lại biên giới.

Hàng rào trên được nhà chức trách Slovenia dựng lên hồi tháng 3 sau khi nước này đóng cửa tất cả biên giới.

Bức tường “Gorizia” trước đó đã được dỡ bỏ hồi năm 2004, khi Slovenia gia nhập Liên minh châu Âu (EU), và kể từ đó, thị trấn này đã trải qua sự hội nhập sâu rộng, khi cư dân hai bên thường xuyên qua lại biên giới để mua sắm, đi làm hay tới trường học.

Sau khi tuyên bố hết dịch COVID-19 hồi tháng trước, Slovenia đã nới lỏng các biện pháp hạn chế đi lại với các nước láng giềng.

Việc mở cửa biên giới với Italy, một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch COVID-19, được thực hiện cuối cùng.

Italy đã ghi nhận gần 4.000 ca mắc/1 triệu dân cư, trong khi tỷ lệ này của Slovenia là trên 700 ca.

Với dân số vào khoảng 2 triệu người, Slovenia đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 dưới 1.500 ca và có 109 ca tử vong, trong khi đã có hơn 34.000 người tử vong do dịch bệnh nguy hiểm này tại Italy.

Hiện Slovenia cho phép tự do đi lại tới 19 nước châu Âu, mặc dù các biện pháp kiểm soát vẫn còn áp đặt đối với những người đi từ Anh và Thụy Điển.

COVID-19 ở châu Âu: Phần Lan sẽ hủy bỏ đạo luật tình trạng khẩn cấpNgười dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Berlin, Đức ngày 29/4/2020. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Khả năng Berlin sẽ sớm dỡ bỏ cảnh báo đi lại

Cũng trong ngày 15/6, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nhận định những cảnh báo đi lại đối với các nước ngoài khu vực EU nhiều khả năng sẽ sớm được nới lỏng trong vài tuần tới.

Trả lời phỏng vấn trên tờ tạp chí “Morgenmagazin” của Đức, Ngoại trưởng Maas cho biết không loại trừ khả năng Berlin sẽ sớm dỡ bỏ cảnh báo đi lại và thay vào đó là đưa ra những hướng dẫn cũng như khuyến cáo du lịch chi tiết đối với một số nước không thuộc EU trong vài tuần tới. Tuy nhiên, quyết định này sẽ luôn phụ thuộc vào tình hình lây nhiễm của dịch COVID-19 ở từng quốc gia.

Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Maas cho biết Chính phủ liên bang sẽ không tiếp tục sử dụng máy bay cho chiến dịch đưa các du khách Đức từ nước ngoài trở về.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, những công dân này sẽ vẫn được chính phủ hỗ trợ đón về trên các chuyến bay thường và phải chịu toàn bộ chi phí.

Trong những tuần đầu của đại dịch COVID-19, Đức đã hồi hương khoảng 240.000 công dân bị mắc kẹt ở nước ngoài khi các nước áp đặt những hạn chế về đi lại cũng như đóng cửa biên giới.

Bắt đầu từ ngày 15/6, Chính phủ liên bang Đức đã từng bước dỡ bỏ cảnh báo đi lại trên toàn thế giới cũng như chấm dứt việc kiểm soát biên giới vốn được nước này áp dụng từ giữa tháng Ba để kiềm chế sự lây lan của dịch COVID-19.

Đối với EU, Berlin cũng bắt đầu cho phép người dân đi tới các nước trong khu vực, đặc biệt là những điểm du lịch ưa thích của người Đức như Italy, Áo, Hy Lạp, Pháp và Croatia.

Tuy nhiên, cảnh báo đi lại chính thức vẫn tiếp tục kéo dài đối với hơn 160 nước ngoài châu Âu cho tới cuối tháng Tám tới./.

(TTXVN/Vietnam+)


(TTXVN/Vietnam+)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]