(Baothanhhoa.vn) - Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự thuộc Viện Kiểm sát (VKS) Nhân dân tỉnh (gọi tắt là phòng 7) vừa phối hợp với TAND tỉnh Thanh Hóa tổ chức phiên tòa phúc thẩm rút kinh nghiệm có công bố tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh đối với vụ án Lê Thảo Nguyên (sinh năm 1979; có hộ khẩu thường trú tại phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội), nguyên là cán bộ Trường đào tạo, Bồi dường cán bộ quản lý thông tin và truyền thông phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, quy định tại điểm a khoản 3 Điều 139 BLHS 1999.

Tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm, công bố tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh đối với vụ án Lê Thảo Nguyên phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự thuộc Viện Kiểm sát (VKS) Nhân dân tỉnh (gọi tắt là phòng 7) vừa phối hợp với TAND tỉnh Thanh Hóa tổ chức phiên tòa phúc thẩm rút kinh nghiệm có công bố tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh đối với vụ án Lê Thảo Nguyên (sinh năm 1979; có hộ khẩu thường trú tại phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội), nguyên là cán bộ Trường đào tạo, Bồi dường cán bộ quản lý thông tin và truyền thông phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, quy định tại điểm a khoản 3 Điều 139 BLHS 1999.

Tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm, công bố tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh đối với vụ án Lê Thảo Nguyên phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

Toàn cảnh phiên tòa.

Đây là vụ án phức tạp, kéo dài, được dư luận xã hội quan tâm do bị cáo Lê Thảo Nguyên kháng cáo kêu oan nhiều lần, đề nghị xét xử phúc thẩm, đồng thời gia đình bị cáo Nguyên đã gửi đơn kêu cứu và kêu oan cho bị cáo đến nhiều cấp, nhiều ngành.

Theo tình tiết vụ án, bị cáo biết Hà Phương, là con trai của bà Mai Thị Tuyết ở thị xã Nghi Sơn không đủ điều kiện được đăng ký thi tuyển nhưng Lê Thảo Nguyên vẫn hứa hẹn với bà Tuyết là lo cho Hà Phương vào làm việc tại Trường đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý thông tin và truyền thông. Do tin tưởng và mong muốn con trai có việc làm nên bà Tuyết đã giao cho bị cáo số tiền 300 triệu đồng tại nhà bà Tuyết, với sự chứng kiến của Hà Phương, anh Lê Doãn Lục và anh Lương Ngọc Hải, mục đích là để bị cáo lo việc cho Hà Phương, nhưng bị cáo không lo việc cho Hà Phương và không trả số tiền này cho bà Tuyết. Do đó, bị cáo đã bị xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điểm a khoản 3 Điều 139 BLHS 1999.

Tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm, công bố tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh đối với vụ án Lê Thảo Nguyên phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

Kiểm sát viên trình chiếu tài liệu, chứng cứ trong quá trình tranh tụng.

Để phục vụ tốt cho vụ án, kiểm sát viên đã nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án về thủ tục tố tụng, nội dung vụ án, các chứng cứ buộc tội, gỡ tội, các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ án; chuẩn bị kỹ đề cương xét hỏi, dự kiến đầy đủ các tình huống phát sinh tại phiên tòa, từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất nội dung tranh tụng, đặc biệt là đối với bị cáo là người có học vị tiến sỹ, có trình độ cao. Đồng thời, phối hợp với TAND tỉnh Thanh Hóa lắp đặt màn hình kết nối với máy tính để phục vụ việc trình chiếu hình ảnh trong quá trình xét xử.

Việc trình chiếu hồ sơ số hóa giúp kiểm sát viên chủ động trong quá trình xét hỏi, tranh luận với bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.

Tại phiên tòa phúc thẩm, các chứng cứ, tài liệu bằng hình ảnh đã được kiểm sát viên trình chiếu công khai. Việc trình chiếu, công bố các tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa bảo đảm đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, có tính thuyết phục cao, phục vụ có hiệu quả cho việc đấu tranh, chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo Lê Thảo Nguyên.

Đồng thời giúp kiểm sát viên chủ động trong quá trình xét hỏi cũng như đưa ra các lập luận logic, khoa học để đối đáp, tranh luận đến cùng với bị cáo và 4 luật sư bào chữa cho bị cáo, bảo vệ quan điểm VKS có căn cứ, đúng quy định của pháp luật. Trên cơ sở đánh giá tính chất, mức độ hành vi phạm tội cũng như tình tiết giảm nhẹ mới phát sinh tại phiên tòa, VKS đề nghị giảm hình phạt cho bị cáo.

Căn cứ vào hồ sơ vụ án, kết quả xét hỏi, tranh tụng công khai tại phiên tòa, Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo kêu oan của bị cáo Lê Thảo Nguyên; chấp nhận đề nghị của VKS giảm cho bị cáo 2 năm tù so với bản án sơ thẩm, vì tại phiên tòa phúc thẩm bị cáo Nguyên đã cam kết khắc phục hậu quả, trả lại 300 triệu đồng cho gia đình bị hại.

Hội đồng xét xử đã sửa bản án sơ thẩm về phần hình phạt đối với bị cáo Lê Thảo Nguyên, xử phạt bị cáo 7 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, phù hợp với đề nghị của VKS.

Qua phiên tòa, các kiểm sát viên, công chức của đơn vị được học hỏi, tích lũy nhiều kinh nghiệm bổ ích, đặc biệt là trong việc phân tích, đánh giá chứng cứ, cũng như việc xét hỏi, tranh tụng với bị cáo và những người tham gia tố tụng để làm rõ sự thật khách quan của vụ án, góp phần nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm án hình sự, từng bước đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]