(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh  và ban chỉ đạo cải cách tư pháp, công tác quản lý Nhà nước về giám định tư pháp (GĐTP) trên địa bàn tỉnh có bước đổi mới quan trọng, góp phần hỗ trợ tích cực cho hoạt động tố tụng, giúp các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử giải quyết các vụ án chính xác, khách quan và đúng luật. Tuy nhiên, hiện nay, công tác GĐTP vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được khắc phục.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Công tác giám định tư pháp: Còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ

Những năm qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và ban chỉ đạo cải cách tư pháp, công tác quản lý Nhà nước về giám định tư pháp (GĐTP) trên địa bàn tỉnh có bước đổi mới quan trọng, góp phần hỗ trợ tích cực cho hoạt động tố tụng, giúp các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử giải quyết các vụ án chính xác, khách quan và đúng luật. Tuy nhiên, hiện nay, công tác GĐTP vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được khắc phục.

Công tác giám định tư pháp: Còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ

Hội nghị đánh giá việc triển khai, thực hiện Đề án “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động GĐTP trên địa bàn tỉnh”.

Theo báo cáo của ban chỉ đạo thực hiện Đề án “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động GĐTP trên địa bàn tỉnh”, hiện trên toàn tỉnh có 2 tổ chức GĐTP công lập là Trung tâm Pháp y tỉnh (thuộc Sở Y tế) và Phòng Kỹ thuật hình sự (Công an tỉnh), với 69 người GĐTP, trong đó có 62 giám định viên tư pháp (GĐVTP), 7 người GĐTP theo vụ việc. Những năm qua, 2 tổ chức GĐTP đã thực hiện giám định hàng ngàn vụ việc, chủ yếu thuộc lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự. Kết quả các vụ giám định đều đạt chất lượng, đúng quy định của pháp luật.

Để kiện toàn đội ngũ GĐTP bảo đảm chất lượng và số lượng, đáp ứng nhu cầu về giám định của các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh, Sở Tư pháp đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản thực hiện rà soát lại đội ngũ GĐTP để bổ nhiệm GĐVTP và lập, công bố danh sách người GĐTP theo vụ việc. Kịp thời bổ sung đội ngũ GĐTP ở những lĩnh vực chưa có hoặc thiếu GĐVTP theo vụ việc. Nhờ vậy, đội ngũ GĐVTP, người GĐTP theo vụ việc đã tăng về số lượng, nâng cao về năng lực, trình độ. Tất cả các GĐVTP được bổ nhiệm đều có trình độ đại học trở lên, đối với giám định viên pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ giám định trước khi được bổ nhiệm; nhiều GĐVTP có trình độ sau đại học. Các sở, ngành, địa phương cũng thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GĐTP để bảo đảm chất lượng cũng như đáp ứng nhu cầu thực tế của hoạt động giám định.

Công tác triển khai tổ chức thi hành Luật GĐTP đã được tiến hành kịp thời từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về ý nghĩa, vai trò của công tác GĐTP, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống các quy định về GĐTP ở các lĩnh vực. Công tác trưng cầu, yêu cầu giám định đã đáp ứng kịp thời cho hoạt động GĐTP thuộc các lĩnh vực và các cơ quan trưng cầu giám định; chưa có trường hợp nào sai sót liên quan đến quy trình giám định cũng như việc áp dụng bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên... Công tác phối hợp giữa các cơ quan tố tụng và giữa các cơ quan tố tụng với các tổ chức giám định tương đối chặt chẽ, tạo điều kiện cho các tổ chức giám định và giám định viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, kịp thời đáp ứng các trưng cầu giám định của các cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần tích cực vào việc đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức, công dân.

Phát biểu tại hội nghị đánh giá việc triển khai, thực hiện Đề án 250 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, lãnh đạo Phòng Kỹ thuật hình sự (Công an tỉnh), cho biết: Hiện tại, phòng kỹ thuật hình sự có 48 cán bộ, chiến sĩ, trong đó có 22 giám định viên. Trang thiết bị phục vụ cho công tác GĐTP của phòng được đầu tư tương đối đầy đủ, bảo đảm phục vụ tốt cho hoạt động giám định, trong đó có giám định pháp y, có xe ô tô chuyên dụng, phòng bảo quản xử lý mẫu vật, tang vật và nơi lưu trữ hồ sơ giám định, trung tâm giám định gen hiện đại. Để đáp ứng nhu cầu công tác, hằng năm đội ngũ cán bộ, chiến sĩ làm công tác giám định đều được cử đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn ở trong nước và ngoài nước. Hiện tại, phòng đang triển khai 8/10 lĩnh vực giám định, trong đó có nhiều lĩnh vực giám định chuyên sâu. Tất cả các kết quả giám định, đều được làm nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Tuy nhiên, cái khó hiện nay của hoạt động GĐTP đó là hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật GĐTP chưa đầy đủ, kịp thời, gây khó khăn cho quá trình áp dụng. Để hoạt động giám định ngày một nâng cao hơn nữa về chất lượng, phòng kỹ thuật hình sự kiến nghị thời gian tới cần tập trung nghiên cứu sửa đổi các quy định về GĐTP; tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành trong công tác quản lý Nhà nước về GĐTP, nhất là việc hỗ trợ trang thiết bị giám định; quan tâm hơn đến chế độ, chính sách cho các giám định viên; đầu tư thêm các trang thiết bị, cơ sở vật chất cho hoạt động giám định...

Bên cạnh kết quả đạt được, theo Sở Tư pháp (Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Đề án “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động GĐTP trên địa bàn tỉnh”) công tác quản lý Nhà nước về GĐTP trên địa bàn tỉnh còn một số tồn tại, khó khăn. Trước hết là hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật GĐTP chưa đầy đủ, kịp thời, gây khó khăn trong quá trình áp dụng, trong đó nổi cộm nhất là về: Bộ máy, tổ chức; thẩm quyền giám định của tổ chức; thời hạn giám định; quy trình giải quyết GĐTP; vấn đề quyền giám định lại của tòa; vấn đề giám định lại mức độ thương tật; cơ chế phối hợp của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, dân sự, hành chính; trách nhiệm của giám định viên cũng như chế tài xử lý giám định viên làm không đúng, không làm tròn trách nhiệm và gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng. Trình tự thủ tục GĐTP còn nhiều phiền hà, phức tạp. Số lượng giám định viên còn hạn chế, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, khả năng giải thích kết luận giám định... chưa thực sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Một số lĩnh vực chưa có GĐVTP, như: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông vận tải... Công việc pháp y đòi hỏi mất nhiều thời gian, môi trường làm việc không thuận lợi, trong khi đó trách nhiệm lại nặng nề, chính sách đãi ngộ chưa phù hợp nên rất khó khăn trong tuyển dụng người làm công tác chuyên trách. Về cơ sở vật chất, hiện tại trung tâm pháp y và các giám định viên đang tận dụng những cơ sở vật chất của ngành y tế và trang thiết bị hoạt động sẵn có của Bệnh viện Đa khoa tỉnh vào công tác giám định, do đó sẽ không đáp ứng kịp thời yêu cầu ngày càng lớn về giám định. Công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về GĐTP chưa được thực hiện thường xuyên do kinh phí dành cho quản lý Nhà nước còn hạn chế...

Trước những khó khăn, hạn chế trên, Sở Tư pháp tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh, ban chỉ đạo thực hiện đề án tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực GĐTP nhằm đáp ứng nhu cầu cải cách tư pháp và phòng chống tham nhũng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt các quy định của Luật GĐTP, nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật GĐTP nhằm nâng cao nhận thức vai trò, tầm quan trọng của công tác GĐTP đối với hoạt động tố tụng, nêu cao tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ GĐTP, đáp ứng kịp thời, có chất lượng yêu cầu giám định. Tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực đội ngũ GĐTP; tham mưu cho UBND tỉnh ban hành chính sách nhằm kịp thời động viên đội ngũ người làm công tác giám định, đầu tư cơ sở vật chất, trụ sở, phương tiện làm việc cho các tổ chức giám định trên địa bàn tỉnh...

Bài và ảnh: Tô Dung



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]