(Baothanhhoa.vn) - Thời gian gần đây, cơ quan công an nhận được nhiều tin báo của quần chúng nhân dân về đối tượng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn giả danh cán bộ công an, viện kiểm sát, tòa án.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cảnh giác tội phạm giả danh cơ quan công quyền để lừa đảo

Thời gian gần đây, cơ quan công an nhận được nhiều tin báo của quần chúng nhân dân về đối tượng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn giả danh cán bộ công an, viện kiểm sát, tòa án.

Cảnh giác tội phạm giả danh cơ quan công quyền để lừa đảo

Lực lượng công an bắt giữ đối tượng Lại Văn Sơn giả danh cơ quan công quyền để lừa đảo.

Phương thức, thủ đoạn của các đối tượng là gọi điện vào số điện thoại cố định của các bị hại hỏi có phải tên tuổi này hay không? Có số chứng minh nhân dân, căn cước công dân này không? Và tự giới thiệu là cán bộ công an, viện kiểm sát, tòa án đang thụ lý vụ án liên quan đến đường dây tội phạm buôn ma túy, rửa tiền... xuyên quốc gia, số tiền trong tài khoản của họ là tiền liên quan đến hoạt động phạm tội. Sau khi đe dọa, chúng yêu cầu các bị hại cung cấp số điện thoại di dộng, thông tin cá nhân để xác minh. Khi các bị hại thanh minh không liên quan thì chúng cho biết đã có lệnh bắt khẩn cấp và gửi hình ảnh qua messenger cho bị hại, người thân trong gia đình đang bị bọn tội phạm theo dõi uy hiếp đến tính mạng. Chúng yêu cầu để chứng minh mình trong sạch thì các bị hại phải chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng do chúng cung cấp để xác minh. Nếu xác định số tiền đó không liên quan đến vụ án thì sẽ chuyển lại cho bị hại. Trong thời gian đi chuyển tiền, chúng yêu cầu bị hại không được tắt điện thoại, không được nói cho ai biết. Do thiếu hiểu biết, các bị hại đã tin và chuyển tiền theo yêu cầu của các đối tượng, sau khi nhận được tiền chúng đã nhanh chóng rút hoặc chuyển tiếp sang các tài khoản khác để chiếm đoạt. Bị hại mà chúng nhắm đến là những người già, cán bộ hưu trí, những người có tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm ở ngân hàng.

Câu chuyện thật như đùa này đang diễn ra khá phổ biến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung. Tháng 1-2019, ông Trần Hội Khánh, trú tại phường Trường Thi (TP Thanh Hóa) bất ngờ nhận được 1 cuộc điện thoại của người lạ, tự xưng là cán bộ Bộ Công an đang truy quét tội phạm, cần ông giúp chuyển tiền vào 1 tài khoản để “giăng bẫy”, bắt ngay tại trận đối tượng khi đang thực hiện giao dịch rút tiền, đồng thời hứa hẹn sau khi bắt xong tội phạm, sẽ chuyển trả tiền ngay. Với giọng điệu khẩn cầu, gấp gáp, không nghi ngờ gì, ông Khánh lập tức rút toàn bộ số tiền tiết kiệm 125 triệu đồng để chuyển vào tài khoản mà người trong điện thoại cung cấp. Tiền được chuyển đi cũng là lúc “cán bộ Bộ Công an” biến mất, không thể liên lạc được. Ông Trần Hội Khánh bức xúc nói: “Chúng nó tài lắm, chúng nó biết tôi có tài khoản tiết kiệm, mà còn biết cả việc tôi từng là bộ đội, rồi nó đánh vào tâm lý thương người của mình để lừa đảo”.

Tương tự trường hợp trên, ngày 19-6-2019 các đối tượng đã dàn dựng câu chuyện kín kẽ, kẻ tung, người hứng để lừa chị L.T.S. (sinh năm 1989), ở xã Ngọc Lĩnh (Tĩnh Gia). Ðể tạo lòng tin cho nạn nhân, các đối tượng còn hướng dẫn chị S. tra cứu địa chỉ trụ sở, số điện thoại một đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an. Sau khi tra cứu xong chị S. thấy các thông tin trùng khớp, nhất là số điện thoại đang gọi cho chị rất giống với số điện thoại đường dây nóng. Khi chị S. yêu cầu gọi video, các đối tượng đồng ý, tuy nhiên không cho nhìn rõ mặt với lý do giữ bí mật điều tra. Nghi ngờ các đối tượng lừa đảo, chị S. không chuyển tiền và đến cơ quan công an trình báo, ngay sau đó các đối tượng lập tức cắt mọi liên lạc.

Trung tá Phạm Đức Nghiêm, Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh cho biết: Thời gian gần đây, tội phạm giả danh các cơ quan công quyền để lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn biến phức tạp. Thủ đoạn của các đối tượng mạo danh lực lượng chức năng rất tinh vi, có tổ chức, có kịch bản dàn dựng chi tiết, nhằm vào các đối tượng nữ giới, người già, cán bộ hưu trí vì có tâm lý mềm yếu, dẫn dắt nạn nhân từ chuyện đơn giản đến phức tạp, rồi tăng dần cường độ tác động tâm lý khiến họ rơi vào tình trạng sợ hãi, hoảng loạn, không còn tỉnh táo, chỉ biết làm theo những gì chúng yêu cầu. Thậm chí, nhiều bị hại sau khi gửi hết tiền trong tài khoản cho chúng rồi vẫn còn nghĩ rằng mình đang hợp tác với cơ quan điều tra... Ðể tránh bị các đối tượng tội phạm lợi dụng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì quan trọng người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác, đề phòng, nhất là khi có người lạ tự xưng là cán bộ công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện thoại yêu cầu làm việc. Cần dứt khoát từ chối làm việc qua điện thoại và yêu cầu họ gửi giấy mời hoặc giấy triệu tập hợp pháp. Người dân tuyệt đối không cung cấp số điện thoại riêng, số tài khoản, thẻ tín dụng, thông tin về nhân thân cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khi chưa biết họ là ai và sử dụng vào mục đích gì, cơ quan chức năng không bao giờ thu thập những thông tin đó qua điện thoại. Nếu ai đó yêu cầu chuyển tiền vào các tài khoản cá nhân thì phải hiểu ngay đó là kẻ lừa đảo, vì cơ quan công an không có tài khoản mang tên cá nhân, cũng không yêu cầu đương sự phải chuyển tiền để chứng minh mình vô tội. Mặt khác, cơ quan chức năng khi cần tạm giữ tài sản, tiền phải có quyết định hoặc lập biên bản, có đầy đủ các thành phần theo quy định. Ðể phòng tránh bị đánh cắp thông tin cá nhân, người dân cần lưu ý không mua, bán, cho mượn giấy chứng minh nhân dân, tài khoản cá nhân, các loại thẻ tín dụng... Trong trường hợp chuyển tiền cho tài khoản người khác nghi hoạt động lừa đảo người dân cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để kịp thời ngăn chặn.

Bài và ảnh: Quốc Hương


Bài Và Ảnh: Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]