(Baothanhhoa.vn) - Nhờ xây dựng nông thôn mới (NTM), đời sống người dân ở các xã được cải thiện rõ nét, thu nhập bình quân đầu người đều cao từ 3 đến 5 lần thời điểm bắt đầu xây dựng NTM, đơn cử như các xã: Thọ Bình tăng 4,57 lần, xã Vạn Xuân tăng 4 lần, xã vùng đặc biệt khó khăn 135 là Bình Sơn cũng tăng 3,5 lần...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tín hiệu vui từ việc thực hiện các tiêu chí ở những xã vừa đạt chuẩn nông thôn mới

Nhờ xây dựng nông thôn mới (NTM), đời sống người dân ở các xã được cải thiện rõ nét, thu nhập bình quân đầu người đều cao từ 3 đến 5 lần thời điểm bắt đầu xây dựng NTM, đơn cử như các xã: Thọ Bình tăng 4,57 lần, xã Vạn Xuân tăng 4 lần, xã vùng đặc biệt khó khăn 135 là Bình Sơn cũng tăng 3,5 lần...

Tín hiệu vui từ việc thực hiện các tiêu chí ở những xã vừa đạt chuẩn nông thôn mới

Cơ sở may túi xuất khẩu tại thôn Tân Cầu, xã Tân Khang (Nông Cống). Ảnh: Linh Trường

Từ đầu tháng 6–2021 đến nay, Hội đồng Thẩm định xã đạt chuẩn NTM tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức 2 hội nghị xét, công nhận đạt chuẩn NTM lần 2 và 3 năm 2021. Theo đó, toàn tỉnh có thêm 7 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, gồm: Xuân Lộc, Bình Sơn, Hợp Tiến, Thọ Bình (Triệu Sơn); Triệu Lộc (Hậu Lộc), Tân Khang (Nông Cống) và Vạn Xuân (Thường Xuân). Qua thẩm định và kiểm tra thực tế, nhiều địa phương đã xây dựng một số tiêu chí vượt chuẩn, nhiều tiêu chí đã hướng tới chiều sâu...

Đáng ghi nhận nhất là việc thực hiện tiêu chí sản xuất ở các xã có bước phát triển mạnh, theo chiều sâu và thực chất. Việc tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng các cây, con có giá trị kinh tế cao hơn được triển khai hiệu quả. Đơn cử như xã Thọ Bình chuyển đổi thành công 13 ha đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi gia súc. Xã Tân Khang tích tụ thành công 25 ha đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả để xây dựng các khu trang trại, gia trại tập trung. Xã Triệu Lộc chuyển đổi được 16,5 ha đất sang mô hình cá – lúa kết hợp trồng cây ăn quả. Nhiều xã còn phát huy được thế mạnh vườn đồi để phát triển các trang trại quy mô lớn, như xã Bình Sơn, có trang trại chăn nuôi quy mô từ 4.000 đến 6.000 gia cầm/lứa; xã Thọ Bình, có trang trại gà đến 10.000 con/lứa... Trong trồng trọt, nhiều xã đã xây dựng được các mô hình sản xuất hàng hóa quy mô lớn, như xã Bình Sơn phát triển được 300 ha chè chuyên canh, xã Thọ Bình có 30 ha trồng cây thức ăn chăn nuôi tập trung.

Các HTX dịch vụ nông nghiệp ở các xã được củng cố, đảm nhiệm cơ bản các khâu dịch vụ và có hợp đồng liên kết sản xuất với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. HTX dịch vụ nông nghiệp xã Tân Khang liên kết với Công ty TNHH Nông sản An Thành Phong và Công ty Nông sản Việt Thành, để triển khai sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho hàng trăm ha lúa. HTX dịch vụ nông nghiệp xã Triệu Lộc liên kết với Công ty Giống cây trồng Bà Triệu bao tiêu 112 ha lúa thương phẩm cho nông dân địa phương. Nhiều sản phẩm nông sản khác như ngô dày làm thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu giấy, mật ong, chè búp... của các xã có đầu ra ổn định, tạo được việc làm và thu nhập cho người dân các địa phương.

Một số xã vừa đạt chuẩn NTM cũng trở thành điển hình của các huyện trong việc thu hút doanh nghiệp, tạo việc làm cho người dân địa phương. Đầu tiên phải kể đến xã Triệu Lộc với 13 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn; trong đó, Công ty TNHH NY Hoa Việt (Hàn Quốc) đang giải quyết việc làm cho hơn 6.000 lao động trong vùng. Xã Tân Khang hiện có 3 cơ sở may túi xuất khẩu và túi xách đựng hàng cho các hệ thống siêu thị, giải quyết việc làm cho 200 lao động địa phương.

Theo đánh giá từ Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh, kết cấu hạ tầng ở 7 xã vừa đạt chuẩn nói trên được quan tâm đầu tư bài bản, khang trang, đáp ứng được yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Các địa phương đều xây dựng được hệ thống giao thông, các công trình công cộng, nhất là nhà văn hóa, sân thể thao, khu vui chơi từ xã đến thôn khang trang, tạo không gian sinh hoạt cộng đồng cho người dân.

Nhờ xây dựng NTM, đời sống người dân ở các xã được cải thiện rõ nét, thu nhập bình quân đầu người đều cao từ 3 đến 5 lần thời điểm bắt đầu xây dựng NTM, đơn cử như các xã: Thọ Bình tăng 4,57 lần, xã Vạn Xuân tăng 4 lần, xã vùng đặc biệt khó khăn 135 là Bình Sơn cũng tăng 3,5 lần... Tỷ lệ hộ nghèo ở các xã cũng giảm nhanh, như Thọ Bình, giảm từ 42,8% xuống còn 4,16% (do là xã miền núi nên tỷ lệ hộ nghèo dưới 5% là đạt chuẩn tiêu chí), các xã khác giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 1% (yêu cầu là dưới 3%).

Tuy nhiên, ở một số xã, cảnh quan môi trường dọc các tuyến đường giao thông và trong khu dân cư chưa được gọn gàng, việc phân loại rác hữu cơ tại hộ dân còn ít. Ở không nhiều địa phương, vẫn còn một vài chỉ tiêu nhỏ trong các tiêu chí đã đạt nhưng chỉ ở ngưỡng tối thiểu, cần phải duy trì và nâng cao mức độ đạt chuẩn, nhất là tỷ lệ sử dụng nước sạch và tỷ lệ hộ cận nghèo.

Linh Trường


Linh Trường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]