(Baothanhhoa.vn) - Thuộc vùng sâu và xa bậc nhất tại huyện Cẩm Thủy, xã Cẩm Quý nằm ở cực Bắc của huyện, giáp 2 huyện miền núi là Bá Thước và Thạch Thành. Xa trung tâm, địa hình có nhiều đồi núi, nên trước đây Cẩm Quý luôn thuộc tốp xã nghèo trên địa bàn huyện. Khoảng 5 năm trở lại đây, với sự định hướng của chính quyền địa phương, đồng bào Mường, Kinh ở đây đã phát triển kinh tế hộ hiệu quả, từng bước thoát nghèo, đóng góp nhiều nguồn lực để phát triển hệ thống hạ tầng công cộng tương đối khang trang.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khơi dậy tiềm năng phát triển ở xã nghèo huyện Cẩm Thủy

Thuộc vùng sâu và xa bậc nhất tại huyện Cẩm Thủy, xã Cẩm Quý nằm ở cực Bắc của huyện, giáp 2 huyện miền núi là Bá Thước và Thạch Thành. Xa trung tâm, địa hình có nhiều đồi núi, nên trước đây Cẩm Quý luôn thuộc tốp xã nghèo trên địa bàn huyện. Khoảng 5 năm trở lại đây, với sự định hướng của chính quyền địa phương, đồng bào Mường, Kinh ở đây đã phát triển kinh tế hộ hiệu quả, từng bước thoát nghèo, đóng góp nhiều nguồn lực để phát triển hệ thống hạ tầng công cộng tương đối khang trang.

Khơi dậy tiềm năng phát triển ở xã nghèo huyện Cẩm Thủy

Diện mạo nông thôn mới xã Cẩm Quý.

Diện tích đất nông nghiệp không nhiều, lại khá manh mún, nên trước kia địa phương chủ yếu trồng cây sắn và một số cây trồng truyền thống cho hiệu quả kinh tế không cao. Để khơi dậy tiềm năng đất nông nghiệp, Cẩm Quý đã thực hiện tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất quy mô lớn. Cùng với đó, địa phương khuyến khích nông dân đưa nhiều cây trồng mới vào canh tác để nâng cao hiệu quả kinh tế. Đến nay, xã đã hình thành các vùng chuyên canh cây bí xanh, với diện tích hơn 5 ha, thu nhập bình quân 250 triệu đồng/ha/năm. Trên các triền đồi dốc, 320 ha mía nguyên liệu phát triển ổn định nhiều năm qua với hình thức liên kết sản xuất với các nhà máy đường. Gần đây, khi Nhà máy Sợi dệt An Phước ở xã Cẩm Tú đi vào hoạt động, xã Cẩm Quý đã hợp tác phát triển 20 ha cây gai xanh. Nhiều vườn nhà, vùng chân đồi thấp được cải tạo cây tạp để phát triển cây ăn quả, như ổi, mít, dừa xiêm... Hiện xã đang duy trì khoảng 80 ha keo theo hình thức trồng rừng gỗ lớn, cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/ha/chu kỳ. Chăn nuôi trên địa bàn cũng được chuyển dịch theo hướng hạn chế quy mô nhỏ lẻ, phân tán sang các mô hình gia trại, trang trại. Trên địa bàn xã hiện có 1 trang trại chăn nuôi quy mô lớn với 1.000 lợn mẹ sinh sản, 16 gia trại nuôi lợn hoặc gà.

Khi các tuyến đường giao thông kết nối ngày càng hoàn thiện, nhất là đường tỉnh 523B với hơn 10 km qua địa bàn, Nhân dân địa phương đã tranh thủ phát triển các hoạt động dịch vụ thương mại, thu hút doanh nghiệp đầu tư. Với 115 hộ kinh doanh cá thể và 5 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, nhiều ngành nghề nông thôn, như: gò hàn, chế biến nông sản, dịch vụ vận tải... đang phát triển. Giá trị sản xuất từ các doanh nghiệp và cơ sở dịch vụ đã đạt hơn 60 tỷ đồng mỗi năm, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Thống kê từ UBND xã Cẩm Quý, vào thời điểm năm 2011, thu nhập bình quân đầu người của xã mới đạt 11 triệu đồng/người/năm, thì đến năm 2021 đã đạt gần 51 triệu đồng/người/năm. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của xã chỉ còn 0,5%.

Từ sự phát triển kinh tế - xã hội, cùng với tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh và huyện theo các chương trình, hơn 10 năm qua, xã Cẩm Quý đã huy động tổng nguồn lực hơn 365 tỷ đồng để phát triển hệ thống hạ tầng và xây dựng các mô hình sản xuất. Trong số đó, nguồn lực từ Nhân dân hơn 305 tỷ đồng để phát triển công trình công cộng, xây dựng nhà ở dân cư.

Hiện nay, 100% tuyến đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện ở Cẩm Quý đã được nhựa hoặc bê tông hóa, với chiều rộng mặt đường hơn 6,5m; 98% đường trục thôn, bản và đường liên thôn ở địa phương đã được kiên cố với chiều rộng mặt đường tối thiểu 4m. Hiện nay, cả 3 cấp học mầm non, tiểu học và THCS đều có trường học khang trang, đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất. Trong phát triển thiết chế văn hóa, các thôn bản trong xã đều xây dựng được nhà văn hóa khang trang, tạo không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng cho các tầng lớp Nhân dân... Hạ tầng thương mại nông thôn ở đây cũng có bước đột phá khi xã kêu gọi được một doanh nghiệp vào đầu tư phát triển chợ Cẩm Quý với hệ thống mái che, rãnh thoát nước, quy hoạch từng khu bán hàng riêng biệt, bảo đảm các quy định chợ an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bài và ảnh: Linh Trường


Bài và ảnh: Linh Trường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]