(Baothanhhoa.vn) - Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), huyện Ngọc Lặc chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân các dân tộc trong huyện về mục đích, ý nghĩa, mục tiêu, nội dung của chương trình, từng bước khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại, phát huy được tinh thần tự chủ của người dân trong quá trình XDNTM.

Huyện Ngọc Lặc tích cực xây dựng nông thôn mới

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), huyện Ngọc Lặc chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân các dân tộc trong huyện về mục đích, ý nghĩa, mục tiêu, nội dung của chương trình, từng bước khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại, phát huy được tinh thần tự chủ của người dân trong quá trình XDNTM.

Huyện Ngọc Lặc tích cực xây dựng nông thôn mớiCùng với sự đóng góp của Nhân dân, nhà văn hóa làng Thuận Sơn, xã Thạch Lập được đầu tư xây dựng khang trang.

Huyện Ngọc Lặc tập trung phát triển kinh tế và trên địa bàn đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, mô hình liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Một số cây trồng đưa vào sản xuất quy mô lớn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, doanh thu hơn 100 triệu đồng/năm, như: cây dứa tại các xã Cao Thịnh, Ngọc Trung, Lộc Thịnh, Lam Sơn, Ngọc Liên; sắn dây tại các xã Ngọc Liên, Quang Trung; cây ăn quả có múi tại các xã Kiên Thọ, Ngọc Trung, Ngọc Sơn, Cao Ngọc... Qua thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, như: Mô hình trồng dưa Kim Hoàng hậu trong nhà lưới ở xã Kiên Thọ; mô hình trồng vải không hạt Nhật Bản và bơ Israel, thanh long, quy mô 30 ha ở xã Nguyệt Ấn của Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Hồ Gươm - Sông Âm; trang trại chăn nuôi gà theo chuỗi công nghệ cao quy mô 4,9 ha, công suất 936.000 con/năm ở xã Minh Tiến của Công ty CP Giống và Phát triển chăn nuôi Thọ Xuân; trang trại chăn nuôi gà quy mô 8,2 ha, công suất gần 2 triệu con/năm ở xã Lam Sơn của Công ty CP Nông sản Phú Gia... Đến nay, huyện đã có 4 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt tiêu chuẩn 3 sao (gồm: miến dong Hương Ngọc, bột sắn dây Hương Quê - xã Ngọc Liên; gạo nếp Hạt Cau - Thạch Lập và dưa vàng 369 - Kiên Thọ). Hiện huyện Ngọc Lặc có 30 HTX dịch vụ nông nghiệp hoạt động theo Luật HTX năm 2012, thực hiện hợp đồng liên kết, tiêu thụ sản phẩm lúa, ngô, ớt, rau màu các loại... Cùng với sản xuất nông nghiệp, huyện Ngọc Lặc tập trung phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và XDNTM. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 46,3 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,86%. Trong năm 2021, huyện Ngọc Lặc đã huy động nguồn lực XDNTM được 304,172 tỷ đồng. Từ nguồn vốn huy động các địa phương trong huyện và Nhân dân đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp các công trình giao thông, hệ thống điện, thủy lợi, nhà văn hóa, nhà ở... Tính đến hết tháng 2-2022, số xã đạt chuẩn NTM trên địa bàn huyện Ngọc Lặc là 9 xã, bình quân các tiêu chí hoàn thành của toàn huyện đạt 17,3 tiêu chí xã. Tổng số thôn được công nhận đạt chuẩn NTM toàn huyện là 159/189 thôn; 3 thôn được công nhận đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu.

Bà Phan Thị Hà, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Ngọc Lặc, cho biết: Năm 2022, huyện tập trung chỉ đạo cho các xã Thúy Sơn, Nguyệt Ấn, Minh Sơn, Cao Ngọc hoàn thành XDNTM. Đồng thời, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, huy động tối đa mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực trong dân, kết hợp lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Tập trung phát triển kinh tế, bảo đảm việc làm và thu nhập ngày càng tăng cho người dân.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]