(Baothanhhoa.vn) - Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi tắt là tam nông) đã xác định: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc... và nông dân đóng vai trò là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn. Điều đó cho thấy sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với tam nông ngày càng sâu sắc, mạnh mẽ và toàn diện. Hàng loạt chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn nhằm cải thiện đời sống cho người dân và nhằm thay đổi diện mạo nông thôn đã được triển khai, mang lại hiệu quả to lớn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đồng thuận trong xây dựng nông thôn mới

Đồng thuận trong xây dựng nông thôn mới

Cổng làng Quần Lai, xã Thọ Diên (Thọ Xuân). Ảnh: Lê Phượng

Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi tắt là tam nông) đã xác định: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc... và nông dân đóng vai trò là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn. Điều đó cho thấy sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với tam nông ngày càng sâu sắc, mạnh mẽ và toàn diện. Hàng loạt chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn nhằm cải thiện đời sống cho người dân và nhằm thay đổi diện mạo nông thôn đã được triển khai, mang lại hiệu quả to lớn.

Nhà nước và nhân dân cùng làm

Là một trong những xã nghèo và khó khăn nhất của huyện Thọ Xuân, trước đây mạng lưới giao thông nông thôn của xã Xuân Giang chủ yếu là đường đất, vì thế việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, các thôn, xóm trong xã đều có đường bê tông vào đến từng ngõ, không còn cảnh lầy lội. Gần 100% trục đường của xã đã được bê tông hóa, đáp ứng yêu cầu lưu thông hàng hóa và đi lại của bà con. Có được thành công này là do cấp uỷ, chính quyền xã đã tăng cường, làm tốt công tác tuyên truyền, đối thoại trực tiếp, vận động nhân dân tham gia đóng góp, hiến đất mở đường. Để tạo sự đồng thuận trong xây dựng nông thôn mới, cấp ủy, chính quyền xã luôn ưu tiên chọn những việc liên quan đến quyền lợi của dân để tập trung giải quyết, công khai minh bạch thông tin để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, từ các công trình giao thông nội đồng, thủy lợi, trường học, trạm y tế đến việc xây dựng đề án thu gom rác thải, quy hoạch nghĩa trang xa khu dân cư... Theo đó, thông qua dân vận khéo trong quá trình xây dựng nông thôn mới, Xuân Giang đã tập trung huy động kiên cố hóa 3,7 km kênh mương, 6,9 km đường giao thông nội đồng; đầu tư và bê tông hóa 25,5 km đường giao thông nông thôn; đầu tư, nâng cấp 16 phòng học, phòng chức năng cho trường tiểu học và THCS; đầu tư xây dựng 13/13 nhà văn hóa thôn; làm mới 216 công trình biogas và 450 công trình vệ sinh; vận động nhân dân cải tạo, nâng cấp 90% công trình nhà ở. Đặc biệt, đã tuyên truyền, vận động nhân dân giải phóng mặt bằng đường trung tâm xã chiều dài 3,4 km, mở rộng 9m; vận động nhân dân 2 bên đường hiến tặng 12.500m2 đất; tự tháo dỡ 6.000m2 tường rào, 60 công trình phụ và các loại tài sản khác có giá trị gắn trên đất... Tổng giá trị ước tính hơn 10 tỷ đồng. Đồng chí Ngô Văn Quyền, phó bí thư thường trực đảng ủy xã cho biết: Do thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nên mọi tầng lớp nhân dân đều hiểu rõ mục đích của xây dựng nông thôn mới chỉ có lợi cho dân và người dân được hưởng lợi, từ đó đã củng cố được lòng tin trong nhân dân với Đảng. Qua đó, mọi chủ trương, nghị quyết, kế hoạch về xây dựng nông thôn mới khi triển khai, thực hiện đều thực sự đi vào lòng dân và được nhân dân hưởng ứng tích cực.

Những năm trước, ở xã Trường Sơn (Nông Cống) vào những ngày mưa, ra đồng rất khó khăn vì đường đất nhão, trơn trượt. Trước tình hình đó, đảng ủy, chính quyền xã đã bàn bạc với các trưởng thôn, những người có uy tín trong các thôn, làng, vận động những người con của quê hương đi làm ăn xa, thành đạt đóng góp một phần công sức xây dựng, phát triển địa phương. Trong số đó, có gia đình chị Lê Thị Ngà đã đứng ra đầu tư làm 3 km đường của thôn Yên Minh với tổng kinh phí hơn 700 triệu đồng. Các thôn khác như Yên Phú, Trung Yên... các tuyến đường giao thông đều đã huy động khoảng trên 2 tỷ đồng do con em trong thôn đóng góp đầu tư. Cùng với đó, công trình giao thông, thủy lợi nội đồng ở các thôn trong xã cơ bản được hoàn thiện cũng chính từ công sức đóng góp của những người dân địa phương.

Thay đổi diện mạo nông thôn

Con đường bê tông uốn lượn qua các thôn thuộc xã Thọ Diên (Thọ Xuân) có đoạn đi ngang khu dân cư, có đoạn xuyên qua cánh đồng lúa nước, đẹp như một dải lụa mềm. Chia sẻ với chúng tôi, những người dân thôn Thịnh Mỹ 1, cho biết, trước đây, vào mùa mưa, những con đường rất lầy lội, trẻ em đi học phải xắn quần, xách dép lội bùn. Còn bây giờ, xe máy thoải mái “ôm cua” vòng qua ruộng lúa, đến từng ngôi nhà ở khắp các thôn trong xã một cách dễ dàng. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 35,5 triệu đồng/năm. Năm nay, xã đón nhận nông thôn mới.

Ở xã vùng cao Na Mèo (Quan Sơn), cuộc sống của đồng bào dân tộc nơi đây cũng đang đổi thay từng ngày. Dẫn chúng tôi đi trên con đường vừa mới lấp đầy đá, sỏi, vẫn còn nhấp nhô lồi lõm, những người dân nơi bản Cha Khót phấn khởi cho biết: Không lâu nữa, đoạn đường này sẽ được làm kiên cố, sẽ không còn cảnh nắng thì bụi, mưa thì sình lầy, sụt lở. Từ nay về sau, dù trời có mưa bà con trong bản đi lại cũng dễ dàng, trẻ nhỏ đi học cũng không sợ quần áo bị lấm lem như trước. Thời gian tới, bà con chúng tôi sẽ tiếp tục tích cực tham gia làm sân thể dục thể thao, hàng rào, tạo cảnh quan xanh – sạch - đẹp...

Công cuộc xây dựng nông thôn mới vẫn đã và đang diễn ra rộng khắp ở các địa phương trong tỉnh và đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận. Theo số liệu thống kê từ các địa phương, hằng năm vốn huy động trong dân lên đến hàng chục tỷ đồng để xây dựng các công trình theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Cũng từ đó, hệ thống đường giao thông nông thôn, kênh mương, thủy lợi, các công trình phúc lợi công cộng khác được xây dựng mới khang trang, đẹp đẽ hơn... Kết quả này, ngoài sự nỗ lực của các cấp, các ngành còn có sự đóng góp không nhỏ của những cư dân nông thôn. Những công trình hình thành từ ý Đảng, lòng dân không chỉ tạo diện mạo mới cho bộ mặt nông thôn mà còn góp phần củng cố thêm niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng.

Lê Phượng


Lê Phượng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]