(Baothanhhoa.vn) - Những ngày đầu tháng 3, chúng tôi về xã Hoằng Lộc – xã nông thôn mới (NTM) nâng cao của huyện Hoằng Hóa. Cảm nhận đầu tiên khi đặt chân đến vùng quê hiếu học và khoa bảng xứ Thanh là những tuyến đường được mở rộng, trải nhựa phẳng lỳ nối từ thôn nọ sang thôn kia. Dừng xe bên cạnh ao cá Bác Hồ trò chuyện với người dân, chúng tôi thấy rõ niềm vui, niềm hạnh phúc hiện hữu trên từng khuôn mặt, nụ cười của người già, trẻ nhỏ.

Đa dạng hình thức xã hội hóa trong huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Những ngày đầu tháng 3, chúng tôi về xã Hoằng Lộc – xã nông thôn mới (NTM) nâng cao của huyện Hoằng Hóa. Cảm nhận đầu tiên khi đặt chân đến vùng quê hiếu học và khoa bảng xứ Thanh là những tuyến đường được mở rộng, trải nhựa phẳng lỳ nối từ thôn nọ sang thôn kia. Dừng xe bên cạnh ao cá Bác Hồ trò chuyện với người dân, chúng tôi thấy rõ niềm vui, niềm hạnh phúc hiện hữu trên từng khuôn mặt, nụ cười của người già, trẻ nhỏ.

Đa dạng hình thức xã hội hóa trong huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Nhờ nguồn vốn xã hội hóa, nhiều công trình phúc lợi xã hội của xã Hoằng Lộc (Hoằng Hóa) được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp.

Ngồi trên ghế đá, ngắm nhìn mọi người tập thể dục, thong dong đi bộ ven bờ ao, ông Lê Huy Nghĩa, hơn 60 tuổi nói “Trước kia, những cái ao trong xã chỉ là bờ đất, bèo tây mọc phủ kín, nước thải đen kịt, trông rất nhếch nhác. Giờ đây, ao làng được tôn tạo sạch, đẹp trở thành những công viên mi ni để mỗi sáng mai hay khi chiều về người dân lại ra ngồi thư giãn, tập thể dục, cùng nhau trao đổi chuyện làng, xã cũng thấy ấm lòng”.

Theo ông Nghĩa, để có được không gian sống lý tưởng như hôm nay, xã đã đứng ra kêu gọi vận động Nhân dân và con em xa quê hương góp công, góp của kè lát, nạo vét tôn tạo lại ao làng. Việc xã giữ lại ao làng – những “lá phổi” điều hòa không khí cho làng quê cũng như xây dựng các công trình phúc lợi xã hội khác của xã được bà con Nhân dân đồng tình, ủng hộ, vì mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân.

Đem niềm vui, câu chuyện của người dân cũng như những cảm nhận của bản thân đối với sự đổi mới của vùng quê hiếu học trao đổi với ông Bùi Quang Sáng, Bí thư Đảng ủy xã Hoằng Lộc, ông Sáng cho biết “Có được diện mạo nông thôn như hôm nay là cả một sự đồng thuận. Đồng thuận trong cấp ủy, chính quyền, đoàn thể; đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và quan trọng hơn cả là đồng thuận trong lòng dân. Lòng dân thuận thì việc khó mấy cũng thành công. Nhất là từ khi xây dựng NTM kiểu mẫu, xã đã huy động được gần 570 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn đầu tư từ Nhân dân hơn 454 tỷ đồng đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi, chỉnh trang nhà cửa, cải tạo vườn tạp. Ngoài ra, Nhân dân còn tham gia đóng góp hàng nghìn ngày công, hiến đất để mở rộng đường giao thông, xây dựng hàng rào thông thoáng... Đến nay, Hoằng Lộc không còn nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM kiểu mẫu.

Hoằng Hóa là một trong những địa phương huy động được nguồn lực lớn để đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn. Theo đồng chí Lê Xuân Thu, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Hoằng Hóa: Yếu tố quan trọng nhất mang tới thành công trong xây dựng NTM ở Hoằng Hóa chính là sự đồng thuận của Nhân dân. Việc huy động nguồn đóng góp của Nhân dân phục vụ xây dựng NTM được thực hiện theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ” với sự huy động đúng mức, đảm bảo công khai, dân chủ đã khơi dậy nguồn lực và sự chủ động tham gia của người dân vào việc kiến thiết, xây dựng quê hương. Nhiều xã đã có cách làm sáng tạo trong huy động nguồn lực của Nhân dân, động viên con em xa quê thành đạt hỗ trợ kinh phí cùng với vốn lồng ghép các chương trình, dự án để xây dựng nhiều công trình phúc lợi ở thôn, xã. Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện xây dựng NTM, huyện Hoằng Hóa đã chủ động, sáng tạo, tập trung huy động các nguồn lực, đầu tư hơn 9.747 tỷ đồng cho chương trình xây dựng NTM, trong đó Nhân dân tham gia đóng góp, con em xa quê ủng hộ bằng tiền mặt, ngày công lao động, hiến đất, xây dựng nhà cửa, chỉnh trang vườn tạp gần 4.405 tỷ đồng. Điều quan trong nhất trong xây dựng NTM của huyện đó là nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân và nông thôn được nâng lên; vai trò chủ thể của người dân được phát huy, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng được hoàn thiện, đồng bộ; cảnh quan nông thôn sáng – xanh – sạch – đẹp hơn; giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện được bảo tồn, phát huy...

Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục duy trì phong trào xây dựng NTM theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt; hoàn thành các tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; phấn đấu đưa Hoằng Hóa trở thành một trong những huyện dẫn đầu của tỉnh vào năm 2025 và trở thành thị xã trước năm 2030.

Cũng như huyện Hoằng Hóa, toàn huyện Quảng Xương đã huy động được hơn 4.786 tỷ đồng phục vụ xây dựng NTM. Từ nguồn kinh phí này, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học và các thiết chế văn hóa trên địa bàn được đầu tư nâng cấp, làm thay đổi diện mạo nông thôn theo hướng tích cực. Trong đó, huyện đầu tư xây dựng mới, nâng cấp 340km đường giao thông, hơn 150km kênh mương, 22 công sở, 27 nhà hội trường, 23 công trình trạm y tế, nhà điều trị bệnh viện đa khoa huyện, 16 công trình chợ, 55 nhà văn hóa thôn; kiên cố hóa 43 công trình trường học với 221 phòng học và 72 nhà hiệu bộ. Hoàn thành và đưa vào sử dụng sân vận động, trung tâm hội nghị huyện, nhà thi đấu thể dục, thể thao huyện, công viên cây xanh, nhà truyền thống... Xây mới, cải tạo, nâng cấp các công trình điện, các công trình cấp nước sinh hoạt ở các xã. Chính sự đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, đồng thời trở thành động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện Quảng Xương.

Sau 11 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn, huyện Triệu Sơn đã quan tâm, chú trọng huy động nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng NTM. Ngoài nguồn lực ngân sách Nhà nước các cấp (trực tiếp và lồng ghép), huyện đã chỉ đạo các xã, thôn chủ động vận động các nguồn lực khác, nhất là nguồn vốn tự nguyện của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, con em xa quê thành đạt. Tổng nguồn vốn được huy động trong 11 năm để xây dựng NTM trên toàn huyện đạt hơn 9.752 tỷ đồng, trong đó Nhân dân tự nguyện đóng góp tiền mặt và ngày công hơn 841 tỷ đồng; Nhân dân hiến đất tương đương 120 tỷ đồng; Nhân dân tự đầu tư xây dựng, chỉnh trang nhà ở, khuôn viên, vườn hộ gần 5.915 tỷ đồng.

Các địa phương khác trong tỉnh cũng đã và đang có nhiều cách làm sáng tạo, tăng cường công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực từ Nhân dân, doanh nghiệp... nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn. Cũng chính từ thực tiễn thực hiện chương trình mà trong báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020, tỉnh Thanh Hóa, Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình Mục tiêu quốc gia tỉnh Thanh Hóa đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm, trong đó có 2 bài học kinh nghiệm về huy động các nguồn lực đó là: Trong điều kiện nguồn lực có hạn, phải đa dạng hóa việc huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế đặc biệt là huy động nguồn lực trong Nhân dân; lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực từ các chương trình, dự án đang thực hiện trên địa bàn để phục vụ xây dựng NTM. Trong xây dựng NTM phải thực sự phát huy dân chủ theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ”, “Đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân”, đảm bảo dân chủ, công khai minh bạch từ công tác quy hoạch, kế hoạch, xác định lộ trình, huy động nguồn lực và tổ chức triển khai thực hiện từng nội dung trong xây dựng NTM. Đó là những kinh nghiệm hay trong huy động nguồn lực để các địa phương tiếp tục tập trung xây dựng xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu.

Bài và ảnh: Tô Dung


Bài và ảnh: Tô Dung

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]