(Baothanhhoa.vn) - Trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM), môi trường là một trong những tiêu chí khó thực hiện, bởi tính “động”. Song, đây lại là tiêu chí rất quan trọng khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chú trọng thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM), môi trường là một trong những tiêu chí khó thực hiện, bởi tính “động”. Song, đây lại là tiêu chí rất quan trọng khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người.

Chú trọng thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Người dân xã Quảng Minh tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường.

Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của tiêu chí này, TP Sầm Sơn đã tăng cường chỉ đạo, nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác bảo vệ môi trường. Trước hết, UBND thành phố đã ban hành các chương trình, đề án, kế hoạch bảo vệ môi trường hàng năm để triển khai, như Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 10-5-2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố; Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 10-5-2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo, xây dựng, phát triển TP Sầm Sơn thành đô thị sáng – xanh – sạch – đẹp – hấp dẫn và thân thiện...

Cùng với đó, thành phố đã chỉ đạo Ủy ban MTTQ và các đoàn thể tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và hành vi của các tổ chức, cá nhân trong thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường NTM. Các hình thức tuyên truyền đa dạng như phổ biến trên hệ thống loa truyền thanh, lắp đặt pano, khẩu hiệu; xây dựng các mô hình dân vận khéo như “Trồng hoa thay thế cỏ dại ven đường”, “Xây dựng bể thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên các cánh đồng”; hưởng ứng các hoạt động kỷ niệm “ Ngày khí tượng thế giới”, “Giờ trái đất”, “Ngày nước thế giới”, “Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường”, “Ngày môi trường thế giới”. Đặc biệt, thành phố đã phát động toàn dân tham gia công tác tổng vệ sinh môi trường, hàng tuần vào chiều thứ bảy, chủ nhật như: quét dọn vệ sinh, trồng hoa, hàng rào xanh ở đường làng, ngõ xóm, công sở, trường học, khu vực công cộng, tạo nhận thức và trách nhiệm của người dân, của cộng đồng về xây dựng đô thị văn minh công dân thân thiện.

Với sự nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, đến nay tình hình môi trường trên địa bàn thành phố cơ bản được đảm bảo. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh của 3 xã xây dựng NTM (Quảng Hùng, Quảng Đại, Quảng Minh) là 4.480/4.480 hộ, đạt 100%; trong đó, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch là 3.690/4.480 hộ, đạt 82,4%; 4.480/4.480 hộ (đạt tỷ lệ 100%) có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo “3 sạch”. 100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có các công trình, biện pháp xử lý chất thải đảm bảo các quy định. Trong quá trình hoạt động, các cơ sở cơ bản thực hiện đầy đủ các nội dung đã cam kết trong hồ sơ môi trường, có thực hiện phân loại, thu gom và xử lý chất thải, nước thải và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đúng quy định. 100% các trạm y tế xã đều có các công trình, biện pháp xử lý chất thải. Trên địa bàn thành phố chưa có cơ sở nuôi trồng thủy sản quy mô lớn, chủ yếu là quy mô hộ gia đình như nuôi quảng canh, thâm canh trong phạm vi đất của hộ, việc cải tạo ao hồ, thả giống đều tuân theo lịch thời vụ chính quyền địa phương ban hành. Hàng năm, thành phố tổ chức đợt tuyên truyền, vận động, hướng dẫn về công tác bảo vệ môi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, các hộ nuôi trồng thủy sản; tổ chức hội nghị tuyên truyền trực tiếp đến từng xã, treo băng zôn, lồng ghép tuyên truyền qua các buổi tập huấn, các buổi hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng.

Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 18-8-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, thành phố đều ban hành kế hoạch hành động để cải thiện cảnh quan, môi trường, chỉnh trang đô thị. Công tác tổng vệ sinh môi trường nông thôn định kỳ hàng tuần, hàng tháng được duy trì và đi vào nền nếp, thu hút sự tham gia của các cơ quan, tổ chức và đông đảo người dân (người dân trực tiếp tham gia trên 80%). Các hoạt động cụ thể như trồng cây, trồng hoa, thu dọn rác thải, khơi thông cống rãnh, nạo vét kênh mương... được thực hiện hiệu quả đã góp phần bảo vệ cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp. Đồng thời, nhiều mô hình, tuyến đường hoa nổi bật do hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân các xã đảm nhận và duy trì hiệu quả, giúp cảnh quan môi trường, đường làng, ngõ xóm, khu dân cư ngày càng sạch, đẹp.

Trên địa bàn 3 xã xây dựng NTM Quảng Hùng, Quảng Đại, Quảng Minh có 3 khu nghĩa trang. Các nghĩa trang đều được xây dựng theo đúng quy hoạch được duyệt, có ban quản trang và nội quy sử dụng. Thành phố cũng đã quy hoạch xây dựng khu nghĩa trang tập trung tại xã Quảng Minh, với quy mô khoảng 40 ha, tiến tới đóng cửa các nghĩa trang tại các phường, xã. Công tác mai táng, cát táng được thực hiện đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 5-4-2016 của Chính phủ về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang. Thành phố đã vận động Nhân dân nâng cao tỷ lệ hỏa táng thay cho hình thức hung táng truyền thống, góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn.

Về công tác thu gom, xử lý chất thải rắn, hiện cả 3 xã đã thành lập các tổ thu gom rác hoặc ký hợp đồng với các đơn vị dịch vụ vệ sinh môi trường (Công ty CP Môi trường đô thị và Dịch vụ du lịch Sầm Sơn). Các đơn vị tiến hành thu gom rác hàng ngày bằng các xe gom rác đẩy tay và tập kết về các điểm tập kết xe gom rác tạm, được bố trí tại các vị trí phù hợp trên địa bàn các xã. Sau đó, rác được vận chuyển bằng các xe cuốn ép rác chuyên dụng về khu xử lý rác thải tập trung của thành phố, để xử lý theo công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh. Lượng rác thải phát sinh trung bình từ 25 - 30 tấn/ngày - đêm; tỷ lệ thu gom, xử lý đạt 90%, lượng rác thải còn lại được các hộ thu gom, chôn lấp tại các hố chôn lấp rác thải vườn hộ gia đình.

Đối với chất thải rắn từ sản xuất nông nghiệp, thành phố đã chỉ đạo các xã lắp đặt các thùng chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại khu vực đồng ruộng. UBND các xã đã xây dựng quy chế thu gom vận chuyển vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật qua sử dụng về nơi tập kết. Đồng thời, thành phố cũng yêu cầu các xã ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng với các đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại. Cùng với đó, rác thải là phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ, phế phẩm trồng trọt, chăn nuôi) đa số được người dân tận dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và làm phân bón phục vụ cho sản xuất. Ngoài ra, nước thải sinh hoạt được các hộ gia đình xử lý sơ bộ bằng các bể tự hoại, bể thu gom hoặc bể lắng lọc trước khi đấu nối với mương tiêu thoát nước khu dân cư; nước thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh được thu gom, xử lý đúng theo cam kết trong hồ sơ môi trường được duyệt...

Bài và ảnh: Kim Ngân


Bài và ảnh: Kim Ngân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]