(Baothanhhoa.vn) - Hoàn cảnh gia đình khó khăn, nghề nghiệp không có nên vợ chồng anh Trịnh Văn Tân và chị Đỗ Thị Lâm phải “ly hương” vào TP Hồ Chí Minh để làm công nhân sản xuất giầy da. Nào ngờ đây lại là “cơ duyên” giúp cho anh Tân, chị Lâm học được nghề và trở thành chủ doanh nghiệp sản xuất đồ da ở quê nhà.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Từ công nhân sản xuất giầy da trở thành chủ doanh nghiệp

Hoàn cảnh gia đình khó khăn, nghề nghiệp không có nên vợ chồng anh Trịnh Văn Tân và chị Đỗ Thị Lâm phải “ly hương” vào TP Hồ Chí Minh để làm công nhân sản xuất giầy da. Nào ngờ đây lại là “cơ duyên” giúp cho anh Tân, chị Lâm học được nghề và trở thành chủ doanh nghiệp sản xuất đồ da ở quê nhà.

Từ công nhân sản xuất giầy da trở thành chủ doanh nghiệp

Lao động làm việc tại Công ty TNHH Tân Hoằng Anh.

Theo con đường bê tông liên xã, chúng tôi về thôn 6, xã Hoằng Anh (TP Thanh Hóa). Khi được hỏi, hầu hết người dân trong thôn ai cũng biết về vợ chồng anh Tân, chị Lâm - tấm gương vượt lên hoàn cảnh khó khăn, lập thân, lập nghiệp và làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Vồn vã đón khách, cả hai vợ chồng dẫn chúng tôi đi xem cơ sở sản xuất của gia đình. Năm 2016 anh Tân, chị Lâm đến với nhau. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố anh Tân mất sớm, các em còn nhỏ lại đang đi học. Bởi thế, sau lễ cưới cả hai vợ chồng đã cùng nhau lên xe vào TP Hồ Chí Minh để làm công nhân sản xuất giầy da. Đồng lương ít ỏi của hai vợ chồng đều dành dụm phụ giúp mẹ chắp cánh ước mơ cho các em bước vào giảng đường đại học. Sau hơn 8 năm làm công nhân ở TP Hồ Chí Minh, năm 2014, anh Tân và vợ quyết định trở về quê hương lập nghiệp. Với nghề may đồ da học được, cả hai vợ chồng đều có chung mong muốn mở một cơ sở sản xuất ngay tại quê hương. Anh Tân tâm sự: “Lúc mới bắt tay vào sản xuất vốn liếng gần như không có, ngay cả tiền mua nguyên liệu, máy móc cũng phải đi vay anh em, bạn bè. Hai vợ chồng cứ lủi thủi làm rồi cùng nhau lân la đến các chợ Vườn Hoa, chợ Bỉm Sơn để chào hàng. Có những lần tôi còn bắt xe khách vào tận chợ Vinh (Nghệ An), rồi lại trở ra chợ Rồng (Nam Định), chợ Đồng Xuân (TP Hà Nội) để tìm đầu ra cho sản phẩm”. Có được đầu ra ổn định, gia đình anh Tân đã phá bỏ 2 gian nhà ngói đang ở để mở cơ sở sản xuất quy mô lớn hơn. Luôn tìm tòi, học hỏi mọi lúc, mọi nơi, vợ chồng anh Tân, chị Lâm đã biết tận dụng mạng xã hội facebook để quảng bá những chiếc ví da, dây lưng, túi xách của gia đình làm ra đến với mọi người. Đồng thời, hai vợ chồng cũng tận dụng mạng internet để tìm kiếm những mẫu mã túi xách, ví da, giây lưng mới để sản xuất. Tiếng lành đồn xa, khách hàng từ nhiều tỉnh, thành đã tìm đến cơ sở sản xuất của gia đình đặt mua sản phẩm. Theo tính toán, mỗi năm hoạt động sản xuất, kinh doanh của gia đình anh Tân có thu nhập từ 300 đến 400 triệu đồng.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, gia đình anh Tân nhận thấy nếu chỉ là cơ sở sản xuất thì ít đối tác. Khi chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp cơ hội tạo dựng thương hiệu, uy tín với đối tác sẽ tăng cao. Vì vậy, năm 2017, khi được cấp ủy đảng, chính quyền xã Hoằng Anh tuyên truyền, vận động, gia đình anh Tân đã chuyển đổi mô hình hoạt động thành Công ty TNHH Tân Hoằng Anh. Với sự tạo điều kiện của xã, hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty tương đối thuận lợi. Hiện nay, công ty của gia đình anh Tân đang giải quyết việc làm cho 10 lao động địa phương, với mức lương từ 3 đến 4 triệu đồng/tháng.

Bằng ý chí, nghị lực, sự năng động, sáng tạo trong sản xuất vợ chồng anh Tân, chị Lâm không những đã thoát được nghèo mà còn vươn lên thành hộ khá của xã. Ngoài làm kinh tế giỏi, trong sinh hoạt cộng đồng gia đình anh Tân luôn tiên phong đóng góp tiền, công sức trong xây dựng quê hương, nhất là các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn mới.

Bài và ảnh: Hòa Bình



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]