(Baothanhhoa.vn) - Năm 2007, tốt nghiệp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh chuyên ngành sinh học, anh Phạm Lân Quang, phường Đông Hải (TP Thanh Hóa) tiếp tục theo học thạc sĩ ngành sinh thái học. Sau khi hoàn thành chương trình thạc sĩ, anh Quang về làm việc tại Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học Thanh Hóa. Đây là môi trường thuận lợi để anh nghiên cứu và áp dụng vào thực tế những kiến thức và kinh nghiệm về trồng nấm một cách hiệu quả.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thành công từ nghề trồng nấm

Năm 2007, tốt nghiệp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh chuyên ngành sinh học, anh Phạm Lân Quang, phường Đông Hải (TP Thanh Hóa) tiếp tục theo học thạc sĩ ngành sinh thái học. Sau khi hoàn thành chương trình thạc sĩ, anh Quang về làm việc tại Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học Thanh Hóa. Đây là môi trường thuận lợi để anh nghiên cứu và áp dụng vào thực tế những kiến thức và kinh nghiệm về trồng nấm một cách hiệu quả.

Trong thời gian làm việc tại Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học Thanh Hóa, anh Quang đã đầu tư trồng thử nghiệm các loại nấm ăn tại thị trấn Vĩnh Lộc (Vĩnh Lộc) với diện tích 500m2. Từ việc trồng thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế cao, tháng 6-2017, anh Quang mạnh dạn đầu tư 700 triệu đồng xây dựng trang trại nấm tại phường Đông Hải với quy mô 2.000m2... Anh Quang cho biết: Kỹ thuật trồng nấm không quá phức tạp, nhưng nếu không nắm rõ quy trình sản xuất thì khó thành công. Trong quá trình trồng nấm, phôi được cấy trong các bịch ni-lon, bên trong chứa nhiều giá thể (là chất dinh dưỡng của phôi, thường được làm từ mùn cưa). Những vụ đầu trồng nấm thường cho kết quả khá tốt, nhưng những vụ sau nếu chủ quan không chú ý đến khâu vệ sinh nhà trồng, lựa chọn nguyên liệu cấy phôi... thì kết quả sẽ không được như mong muốn. Người trồng nấm thành công hay thất bại phụ thuộc nhiều vào thời tiết, vì vậy để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mỗi mùa nên lựa chọn các loại giống khác nhau. Mùa hè nên trồng nấm kim phúc, nấm rơm, mùa đông trồng nấm mỡ, mục nhĩ, riêng nấm sò có thể trồng được quanh năm. Để tạo môi trường cho nấm phát triển tốt, các công đoạn từ làm nguyên liệu đến thu hoạch phải bảo đảm đúng kỹ thuật như ủ nguyên liệu, khử trùng nguyên liệu trong hơi nước, độ ẩm không khí...

Hiện nay, ngoài các loại nấm trên, anh Quang còn trồng thêm nấm linh chi cho giá trị kinh tế cao hơn. Để thuận tiện cho quá trình sản xuất các loại nấm, cùng với việc xây dựng nhà nuôi trồng, anh Quang đã đầu tư xây dựng phòng cấy phôi giống và nhà ươm sợi. Điều này không chỉ giúp anh tự tạo được phôi giống phục vụ sản xuất cho trang trại của mình mà còn cung cấp phôi giống cho nhiều gia đình ở các huyện như Vĩnh Lộc, Hoằng Hóa, Yên Định để nâng cao thu nhập. Sự cần cù, năng động, sáng tạo của anh đã nhận được thành quả xứng đáng. Với quy mô 2.000 m2 nhà trồng và sản xuất quanh năm, trang trại của anh Quang đã tạo việc làm thường xuyên cho 2 lao động và 8 đến 10 lao động thời vụ với thu nhập từ 3 đến hơn 4 triệu đồng/người/tháng. Theo tính toán, mỗi năm trang trại của gia đình anh Quang cho thu nhập từ 400-500 triệu đồng nếu sản xuất hết công suất.

Ngoài chú trọng đến năng suất, anh Quang luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, nên tiêu thụ nhanh, sản xuất đến đâu khách hàng đến mua hết đến đó. Không chỉ làm giàu cho mình, là người có kiến thức và kinh nghiệm về trồng nấm, anh Quang còn thường xuyên tham gia phổ biến, tập huấn kỹ thuật trồng nấm cho người dân địa phương cũng như các địa phương khác trong tỉnh.


Tố Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]