(Baothanhhoa.vn) - Nối tiếp truyền thống lịch sử vẻ vang của các thế hệ nữ “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” trong sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc, những người phụ nữ trên địa bàn tỉnh thời kỳ CNH, HĐH đất nước tiếp tục phát huy năng lực với tinh thần cần cù, chịu khó... Nhiều chị em phụ nữ đã vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi, góp phần ổn định cuộc sống gia đình và góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những phụ nữ vượt khó

Nối tiếp truyền thống lịch sử vẻ vang của các thế hệ nữ “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” trong sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc, những người phụ nữ trên địa bàn tỉnh thời kỳ CNH, HĐH đất nước tiếp tục phát huy năng lực với tinh thần cần cù, chịu khó... Nhiều chị em phụ nữ đã vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi, góp phần ổn định cuộc sống gia đình và góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Bà Nguyễn Thị Hương, Giám đốc HTX Tân Phúc, xã Tân Phúc (Nông Cống).

Câu chuyện làm giàu bằng nghề nuôi tôm của chị Lê Thị Nga thôn 10, xã Quảng Thái (Quảng Xương) đã khích lệ tinh thần khởi nghiệp của nhiều chị em phụ nữ địa phương. Chị Nga nhớ lại những tháng ngày khó khăn đầu tiên của mình, đó là thời điểm của 8 năm trước. Trước sự đeo bám của cái đói, cái nghèo, chị cùng chồng đã quyết “liều” vay vốn ngân hàng, phát triển kinh tế gia đình bằng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát. Được chị Nga giới thiệu về cơ ngơi của mình, ai cũng trầm trồ thán phục. Đó là những ô nuôi tôm được bê tông hóa nối dài. Ao nào cũng có những bộ máy sục khí ô xy tung bọt trắng xóa, tấp nập hoạt động của những công nhân thăm nuôi, cho tôm ăn... Hạ tầng vùng nuôi tôm được chị chú trọng đầu tư, xây dựng hệ thống đường điện chiếu sáng và các trạm biến áp, kho lưu thức ăn, kho chứa hóa chất... Từ 4 ha nuôi tôm ban đầu, đến nay chị đã mở rộng diện tích nuôi tôm lên 7 ha; lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm. Hiện nay, trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng của gia đình chị Nga đang tạo việc làm cho hơn 20 lao động thường xuyên với mức thu nhập từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng. Khi được hỏi về bí quyết thành công, chị khiêm tốn chia sẻ: “Không có bí quyết nào bằng sự chăm chỉ và quyết tâm thoát nghèo”. Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị Nga còn gương mẫu trong các hoạt động phong trào hội phụ nữ địa phương. Bên cạnh việc tích cực chia sẻ những kinh nghiệm nuôi tôm của mình cho các chị em trong hội, chị còn đóng góp vào quỹ để giúp đỡ chị em có hoàn cảnh khó khăn, tạo việc làm cho lao động tại địa phương.

Với mục tiêu phát huy vai trò của phụ nữ, tạo điều kiện để hội viên phát triển kinh tế, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Nông Cống đã xây dựng các HTX do phụ nữ làm chủ, bước đầu có những bước chuyển tích cực, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương. Được thành lập năm 2017 với nghề mây giang xiên, HTX tiểu thủ công nghiệp (TTCN) Tân Phúc, xã Tân Phúc (Nông Cống) hiện có 32 thành viên. Chị Nguyễn Thị Hường, giám đốc HTX TTCN Tân Phúc, chia sẻ: Sau hơn 1 năm hoạt động, đến nay, HTX đã tạo việc làm cho gần 150 lao động nữ, với mức thu nhập từ 3 đến 3,5 triệu đồng/người/tháng. Để khẳng định uy tín và đứng vững trên thị trường, HTX chú trọng đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động. Từ đó, giúp HTX chủ động được nguồn nhân lực có chất lượng. Với đội ngũ thợ lành nghề, sản phẩm của HTX đã đáp ứng được yêu cầu thị trường các nước, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... Trung bình mỗi năm, doanh thu của HTX đạt từ 6 đến 7 tỷ đồng.

Xác định hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Nông Cống đã chủ động khai thác có hiệu quả các nguồn vốn, giúp chị em đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của 5 câu lạc bộ doanh nghiệp nữ và nữ tiểu thương với 181 thành viên, câu lạc bộ phụ nữ nghèo làm chủ hộ với 1.625 thành viên. Bà Phạm Thị Hằng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Nông Cống, cho biết: Thời gian tới, hội tiếp tục thực hiện nhiều chính sách, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho chị em hội viên phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo một cách bền vững. Tập trung mở các lớp tập huấn về chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật cho phụ nữ, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hội viên. Vận động chị em tham gia tiết kiệm như tổ tiết kiệm, tín chấp vay vốn ngân hàng để có nguồn vốn giúp hội viên vay phát triển kinh tế, giảm nghèo...

Trong những năm qua, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã tổ chức nhiều phong trào thi đua, cuộc vận động phụ nữ giúp nhau giảm nghèo, phát triển kinh tế bằng nhiều hoạt động, như: Xây dựng câu lạc bộ giảm nghèo, câu lạc bộ nữ doanh nghiệp, tổ liên kết sản xuất - kinh doanh,... Qua đó, giúp hơn 150.000 phụ nữ nghèo có hoàn cảnh khó khăn, trong đó đã có 8.510 hộ thoát nghèo.


Bài và ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]