(Baothanhhoa.vn) - Những ngày cuối năm khi những chồi cây đang tích đầy nhựa sống để chuẩn bị bung cành mở nụ chào đón nắng xuân, gia đình chị Nguyễn Thị Thắm, thôn Tiến, xã Đông Lĩnh (TP Thanh Hóa) cũng bước vào một mùa “làm ăn” mới. Đối với chị, trồng hoa không chỉ đơn thuần là đem lại thu nhập cho gia đình mà còn góp phần tô thắm cho cuộc đời ước vọng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nghị lực thoát nghèo

Những ngày cuối năm khi những chồi cây đang tích đầy nhựa sống để chuẩn bị bung cành mở nụ chào đón nắng xuân, gia đình chị Nguyễn Thị Thắm, thôn Tiến, xã Đông Lĩnh (TP Thanh Hóa) cũng bước vào một mùa “làm ăn” mới. Đối với chị, trồng hoa không chỉ đơn thuần là đem lại thu nhập cho gia đình mà còn góp phần tô thắm cho cuộc đời ước vọng.

Nghị lực thoát nghèo

Chị Nguyễn Thị Thắm, tấm gương thoát nghèo ở xã Đông Lĩnh.

Năm 2000, chị Thắm lập gia đình, do xuất phát điểm thấp nên cuộc sống của gia đình chị gặp không ít khó khăn, người con đầu lòng lại bị bệnh tật. Thuộc diện hộ nghèo của địa phương, hai vợ chồng chị xoay xở đủ nghề để kiếm sống. Có thời gian gia đình chị phải ly hương làm thuê, nhưng cuộc sống cũng không khá giả hơn, vì vậy, chị quyết định trở về quê hương lập nghiệp, phát triển kinh tế. Năm 2002, với số vốn liếng dành dụm được, cộng với 3 triệu đồng vay của Hội LHPN xã Đông Lĩnh, chị đã mạnh dạn xây dựng mô hình nuôi gà công nghiệp. Ban đầu do thiếu vốn, kinh nghiệm trong chăn nuôi và thị trường tiêu thụ, chị Thắm chỉ nuôi quy mô nhỏ, khoảng 100 con/lứa. Ngoài ra, từ sản phẩm nông nghiệp như: Lúa, ngô chị còn nuôi thêm lợn thịt, bò để nâng cao thu nhập cho gia đình. Từ mô hình chăn nuôi và trồng lúa mỗi năm, trừ chi phí gia đình chị thu lãi từ 40 đến 50 triệu đồng.

Tưởng chừng thoát nghèo nhờ mô hình nuôi gà và lợn thịt, nhưng do biến động của thị trường và ảnh hưởng của dịch bệnh nên việc chăn nuôi của gia đình chị Thắm gặp khó khăn. Vốn chịu thương, chịu khó, chị Thắm đã tự đi tìm hiểu, tham quan nhiều mô hình sản xuất ở địa phương và các vùng lân cận. Từ 5 sào ruộng của gia đình, chị chuyển đổi 3 sào sang trồng rau màu, ngô luân canh. Hiệu quả kinh tế có cao hơn so với trồng lúa, song chưa được như kỳ vọng. Năm 2015, chị quyết định lựa chọn mô hình trồng hoa với hy vọng kinh tế của gia đình sẽ thay đổi. “Tôi đã đạp xe đi khắp cánh đồng hoa phường Đông Cương và lên tận huyện Triệu Sơn để học cách trồng hoa. Thấy có hiệu quả kinh tế, tôi quyết định đưa cây hoa về trồng trên diện tích ruộng của gia đình”, chị Thắm tâm sự. Năm 2016, thông qua hội LHPN xã, chị vay 50 triệu đồng của ngân hàng chính sách xã hội. Có thêm vốn chị đầu tư bể chứa nước, hệ thống đường ống tưới hoa... Từ trồng hoa mà năm 2017, gia đình chị đã thoát được nghèo. Thấy được hiệu quả kinh tế, năm 2018, gia đình chị tiếp tục mở rộng diện tích trồng hoa lên 5 sào, với nhiều loại hoa như: Cúc, hồng, lay ơn, đồng tiền. Những ngày giáp tết, trên mảnh ruộng của gia đình chị Thắm, hoa hồng, hoa cúc... đang dần hé nở. Với sự ham mê tìm tòi, học hỏi, chị Thắm đã “biến” 5 sào ruộng vốn chuyên canh lúa trở thành vườn hoa với rực rỡ sắc màu, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình với thu nhập khoảng 100 triệu đồng mỗi năm.

Nói về chị Thắm, đồng chí Phạm Thị Dung, Chủ tịch Hội LHPN xã Đông Lĩnh, nhận xét: “Chị Thắm là một hội viên giàu nghị lực, cần cù lao động sản xuất phát triển kinh tế gia đình, xứng đáng để các chị em hội viên phụ nữ xã học tập”.

Bài và ảnh: Trần Thanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]