(Baothanhhoa.vn) - Là thành phố ven biển nên Sầm Sơn cũng là một trong những địa phương đã và đang chịu ảnh hưởng tiêu cực do biến đổi khí hậu (BĐKH). Dưới tác động của BĐKH, tần suất và cường độ thiên tai, thời tiết khí hậu cực đoan ngày càng gia tăng, gây nhiều tổn thất về người, tài sản, cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội và tác động xấu đến môi trường.

Ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo cơ sở cho phát triển bền vững

Là thành phố ven biển nên Sầm Sơn cũng là một trong những địa phương đã và đang chịu ảnh hưởng tiêu cực do biến đổi khí hậu (BĐKH). Dưới tác động của BĐKH, tần suất và cường độ thiên tai, thời tiết khí hậu cực đoan ngày càng gia tăng, gây nhiều tổn thất về người, tài sản, cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội và tác động xấu đến môi trường.

Ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo cơ sở cho phát triển bền vững

Chủ động ứng phó với BĐKH sẽ tạo cơ sở để TP Sầm Sơn phát triển bền vững.

Trên địa bàn TP Sầm Sơn những năm qua, BĐKH thể hiện tương đối rõ nét, với các hiện tượng khí hậu cực đoan như nắng nóng kéo dài, hạn hán, rét đậm, rét hại... Cụ thể, nhiệt độ tăng cao và thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm, gây ra hạn hán, thiếu nước sinh hoạt, sản xuất trên diện rộng và gây nguy cơ cháy rừng cao. Tính riêng giai đoạn năm 2015-2019, cơn bão số 10 (tháng 9-2017), áp thấp nhiệt đới (tháng 10-2017) và cơn bão số 3 (năm 2019) đã gây ra mưa lớn và ngập lụt ở nhiều nơi; lượng mưa thường lớn vào các tháng 7, 8, 9, 10 hàng năm, khiến nhiều diện tích cây trồng bị ngập úng, phải gieo trồng lại. TP Sầm Sơn cũng nằm trong lưu vực sông Mã có dòng chảy lớn về mùa mưa lũ, nên nguy cơ sạt lở 2 bên bờ sông đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Đặc biệt, tình trạng nước biển dâng gây ngập lụt, làm mất đất sản xuất nông nghiệp; tăng diện tích nhiễm mặn ảnh hưởng trực tiếp đến các loại cây trồng, làm giảm năng suất và chất lượng.

Bên cạnh đó, các hoạt động sản xuất và tiêu thụ năng lượng cũng gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là trong công nghiệp, giao thông - vận tải, phát triển đô thị... cũng làm tăng lượng phát thải khí nhà kính. Trong khi đó, năng lượng tái tạo, năng lượng mới có mức phát thải khí nhà kính thấp nhưng đòi hỏi đầu tư lớn và có giá thành cao. BĐKH cũng tác động đến sức chịu tải, độ bền, độ an toàn của các công trình, cũng như ảnh hưởng đến quá trình thi công các công trình. BĐKH cũng đang tác động đến các lĩnh vực du lịch, y tế, giáo dục, truyền thông. Trong đó, BĐKH làm cho sức chịu đựng của con người giảm sút, các loại dịch bệnh gia tăng, đòi hỏi phải có chiến lược lâu dài về chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Đồng thời, BĐKH còn tác động gián tiếp đến sức khỏe của con người qua những nguồn lây bệnh, làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền các dịch bệnh như sốt xuất huyết, sởi, ho gà, thủy đậu... Ngoài ra, BĐKH đang ảnh hưởng đến môi trường sống, như gây khó khăn cho công tác bảo tồn và đa dạng sinh học; hạn hán kéo dài dẫn đến nguồn nước mặt cạn kiệt, nguồn nước dưới đất bị suy giảm và khô hóa tài nguyên đất; môi trường nước mặt và nước ngầm đang có dấu hiệu bị ô nhiễm.

Nhằm ứng phó với tình trạng BĐKH và những tác động tiêu cực của tình trạng này đến đời sống và kinh tế - xã hội, UBND thành phố đã xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó xác định rõ các thách thức và cơ hội của BĐKH đối với quá trình phát triển các ngành, lĩnh vực của địa phương; các giải pháp, nhiệm vụ ưu tiên nhằm thích ứng với BĐKH, phòng, tránh và giảm thiểu những hiểm họa do BĐKH gây ra; bảo đảm cuộc sống cho Nhân dân và tiến tới nền kinh tế cac-bon thấp, phát triển bền vững trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, xác định mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2021-2025 là đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý các cấp và cộng đồng địa phương về BĐKH và ứng phó với những tác động của BĐKH. Các cơ quan, ban, ngành, đơn vị và UBND các xã, phường hoàn thành việc xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của đơn vị, địa phương; nâng cao năng lực ứng phó và hình thành ý thức thường trực ứng phó với BĐKH của các ngành, các cấp và cộng đồng dân cư để ứng phó kịp thời, hiệu quả trước BĐKH. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về khí tượng thủy văn và BĐKH, cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của thành phố.

Để thích ứng với BĐKH, TP Sầm Sơn chú trọng công tác phối hợp và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành, đơn vị trong triển khai thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH; đánh giá, giám sát năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ ứng phó BĐKH và đề xuất giải pháp, kế hoạch, chiến lược thực hiện trong từng giai đoạn. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các dự án có công nghệ sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường; các dự án thu gom, xử lý nước thải, rác thải hay các dự án ở các khu vực khó khăn, chịu ảnh hưởng của BĐKH. Đặc biệt, thành phố chú trọng nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH trong ngành sản xuất nông nghiệp như áp dụng các biện pháp canh tác bảo vệ đất trồng trọt, độ phì nhiêu của đất, chống xói mòn; lựa chọn giống cây trồng thích nghi với BĐKH (giống ngắn ngày, chín sớm, giống có khả năng chống hạn, sâu bệnh)...

Đối với ngành công nghiệp, xây dựng, giao thông - vận tải và năng lượng, thành phố tập trung nâng cấp các công trình giao thông thích ứng với BĐKH và hướng tới sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường; phát triển hệ thống thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời; di dời hoặc đình chỉ sản xuất đối với các cơ sở gây ô nhiễm không tuân thủ các quy định về môi trường; xây dựng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp thay thế công nghệ hoặc đầu tư sử dụng công nghệ cao thân thiện với môi trường... Đối với lĩnh vực du lịch, y tế, văn hóa, thể thao, thương mại, thành phố chú trọng nâng cao khả năng khai thác hoạt động du lịch trong điều kiện BĐKH, tăng cường ứng phó BĐKH trong lĩnh vực du lịch; xây dựng và triển khai các hoạt động cấp cứu ứng phó với các thảm họa, thiên tai, xây dựng và lựa chọn các mô hình cung cấp dịch vụ y tế đáp ứng với thiên tai, thảm họa do BĐKH gây ra; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, những hộ gặp khó khăn trong cuộc sống, bị ảnh hưởng, thiệt hại do thiên tai, bão lũ, tai nạn rủi ro... Đối với lĩnh vực tài nguyên môi trường, thành phố tập trung quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; quy hoạch và tăng cường quản lý, sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với tiềm năng đất đai, thích ứng với BĐKH, khai thác hiệu quả các vùng đất trống có tiềm năng sản xuất nông nghiệp; áp dụng các công nghệ và phương thức sản xuất tiết kiệm nước, công nghệ xử lý nước để tái sử dụng hoặc sử dụng tuần hoàn nước, bảo đảm nhu cầu nước và chủ động phòng, chống, giảm thiểu tác hại tới tài nguyên nước do tác động của BĐKH...

Có thể nói, BĐKH đang trở thành vấn đề nóng và đòi hỏi các địa phương phải cộng đồng trách nhiệm để sẵn sàng ứng phó. Chính vì lẽ đó, hơn ai hết và hơn lúc nào hết, TP Sầm Sơn cần sẵn sàng các nguồn lực cả về cơ chế chính sách và tài chính để ứng phó với BĐKH, mà trước mắt là ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan, nhằm tạo cơ sở cho sự phát triển ổn định và bền vững kinh tế, cũng như bảo đảm an sinh xã hội.

Bài và ảnh: Trường Giang


Bài và ảnh: Trường Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]