(Baothanhhoa.vn) - Trong thời gian qua, các ngành có liên quan của tỉnh cùng các địa phương đã tích cực thực hiện công tác tái tạo bảo vệ nguồn lợi thủy sản, từng bước tạo thành phong trào thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng.

Thực hiện tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Trong thời gian qua, các ngành có liên quan của tỉnh cùng các địa phương đã tích cực thực hiện công tác tái tạo bảo vệ nguồn lợi thủy sản, từng bước tạo thành phong trào thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng.

Thực hiện tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sảnLưu vực sông Mã được bảo vệ phát triển hệ sinh thái, nguồn lợi thủy sản.

Trong lĩnh vực bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, đảo Hòn Mê và khu vực biển xung quanh có giá trị về đa dạng sinh học và sự đa dạng về sinh cảnh. Theo điều tra khảo sát, khu vực đảo Hòn Mê có 72 loài san hô, 440 loài sinh vật biển, 141 loài động vật đáy và 55 loài cá san hô. Đây là khu vực được quy hoạch bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái đặc thù, với tổng diện tích bảo tồn là 6.700 ha. Duy trì và bảo vệ đa dạng sinh học biển (hệ sinh thái rạn san hô và rong biển, các loài thủy sinh vật biển và nguồn gen) và hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên đảo, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo cho phát triển kinh tế - xã hội biển gắn với phát triển du lịch sinh thái, quản lý và sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản trong, ngoài khu bảo tồn biển để từng bước cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập của cộng đồng ngư dân các xã ven biển. Đối với thủy vực nội địa, đã thiết lập khu bảo tồn với 17 vùng bảo vệ nghiêm ngặt, bảo vệ phát triển hệ sinh thái, nguồn lợi thủy sản và các loài động vật quý, hiếm, với diện tích khoảng 10.000 ha, tính dọc theo sông Mã từ xã Tén Tằn (Mường Lát) và đổ ra biển. Đưa vào bảo tồn 21 giống loài thủy sinh quý hiếm, có giá trị kinh tế cao và phục vụ nghiên cứu khoa học cao ở sông Mã. Ngoài ra, hệ sinh thái và các loài thủy sinh ở các rừng ngập mặn ven biển của tỉnh, với diện tích khoảng 700 ha, phân bố ở các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa và thị xã Nghi Sơn được thiết lập bảo vệ. Từ năm 2014 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã thực hiện thả 27.070 kg các loài cá truyền thống nước ngọt; 12.000 con cá lăng, chiên; 8 triệu con tôm sú giống; 12.000 con cua giống xuống các thủy vực tự nhiên, vùng ven biển và các hồ chứa nước lớn trong tỉnh góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản và tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng ngư dân. Việc thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản là hoạt động thiết thực và có ý nghĩa, thể hiện trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để cùng chung tay bảo vệ, bảo tồn, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, đây cũng là dịp để tuyên truyền cho người dân nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm trong công tác tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hạn chế các hoạt động tiêu cực tới thiên nhiên, làm biến đổi môi trường, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, nhất là việc khai thác thủy sản bằng xung điện, lưới mắt nhỏ làm cho nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng tích cực bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển nghề khai thác thủy sản hiệu quả và ngày càng bền vững hơn.

Để tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực tự nhiên, các hồ chứa nước lớn trên địa bàn tỉnh và nâng cao ý thức của ngư dân trong việc chấp hành các quy định về khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, góp phần đưa phong trào thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng, UBND tỉnh đã có Công văn 16365/UBND-TS ngày 19-10-2021 thống nhất chủ trương tiếp tục thả các giống cá tái tạo nguồn lợi thủy sản xuống các thủy vực tự nhiên, hồ chứa nước lớn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025 từ nguồn vốn ngân sách tỉnh. Hiện Chi cục Thủy sản đang tích cực phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành các quy định pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của ngư dân. Đồng thời, phối hợp với các lực lượng có liên quan của tỉnh kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác vùng ven bờ. UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Tháng hành động và công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; hỗ trợ và duy trì hoạt động của các mô hình tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ đã thành lập.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]