(Baothanhhoa.vn) - Với vị trí là một trong những huyện có đông dân cư, lại có nhiều xã ven biển, công tác xử lý rác thải tại huyện Nga Sơn luôn được huyện xem là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Theo thống kê của huyện, nếu như giai đoạn 2011-2016, khối lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn toàn huyện tăng từ 4 đến 7% với khối lượng từ 35 đến 40 tấn/ngày thì con số này trong các năm 2017 và 2018 đã tăng lên từ 80 đến 100 tấn/ngày; trong đó, chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Nga Sơn với công tác xử lý rác thải

Với vị trí là một trong những huyện có đông dân cư, lại có nhiều xã ven biển, công tác xử lý rác thải tại huyện Nga Sơn luôn được huyện xem là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Theo thống kê của huyện, nếu như giai đoạn 2011-2016, khối lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn toàn huyện tăng từ 4 đến 7% với khối lượng từ 35 đến 40 tấn/ngày thì con số này trong các năm 2017 và 2018 đã tăng lên từ 80 đến 100 tấn/ngày; trong đó, chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt.

Huyện Nga Sơn với công tác xử lý rác thải

Bãi rác phía Bắc (xã Nga Giáp) dù đã đóng cửa, nhưng lượng rác thải tồn dư là khá lớn.

Việc thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt do Công ty TNHH Vệ sinh và Môi trường Nga Sơn trực tiếp ký hợp đồng với 27 xã, thị trấn trên địa bàn. Doanh nghiệp này trực tiếp thu gom rác thải sinh hoạt từ các xã, thị trấn, sau đó đưa về các bãi rác tập kết của huyện. Toàn huyện hiện có bãi tập kết, chôn lấp, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở phía Bắc (Thung Lũy, xã Nga Giáp) và phía Nam (xã Nga Văn, Nga Nhân). Hình thức xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các bãi rác này chủ yếu là chôn lấp. Từ năm 2017 đến nay, hai bãi rác lớn của huyện đều trong tình trạng quá tải, khối lượng rác thải ngày càng tăng lên. Riêng bãi rác phía Bắc (xã Nga Giáp), bình quân 1 ngày tiếp nhận đến gần 50 tấn rác thải rắn. Sự quá tải đã khiến bãi rác này không hợp vệ sinh khi hình thức chôn lấp là lộ thiên, việc thực hiện đốt rác thải tại đây không thể theo kịp với sự gia tăng lượng rác thải; hệ thống thu gom, xử lý khí thải, cũng như rỉ nước thải, rác thải chưa đạt quy chuẩn, do vậy đã gây ô nhiễm môi trường cục bộ tại khu vực này. Còn bãi rác phía Nam (thuộc địa bàn giáp ranh giữa 2 xã Nga Nhân và Nga Văn) cũng trong tình trạng tương tự với khối lượng rác thải từ các xã, thị trấn của huyện Nga Sơn tập kết hàng ngày về đây lên đến cả trăm tấn, cao điểm có lúc lên đến 160 tấn. Sự quá tải tại bãi rác này đã trở nên “căng thẳng” hơn kể từ năm 2017 đến nay, kéo theo đó là tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất của người dân xung quanh khu vực này.

Áp lực về công tác xử lý rác thải đã từng gây ra bức xúc trong dư luận nhân dân mà điển hình là vào tháng 8-2017, hàng trăm người dân thuộc các thôn Nội 1, Nội 2, Nội 3, xã Nga Giáp đã lập lán chặn xe chở rác vào bãi. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng quá tải tại các bãi rác của huyện Nga Sơn là do Dự án Nhà máy xử lý rác thải thành chất đốt công nghiệp và dân dụng tại xã Nga Văn và Nga Nhân của Công ty TNHH Môi trường và Đô thị Việt Thắng (được UBND tỉnh giao và cấp giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2010 với tổng số vốn đầu tư là 76,209 tỷ đồng. Quy mô công suất nhà máy xử lý 36.000 tấn/năm, diện tích sử dụng đất 22.247m2) đã nhanh chóng “chết yểu” do doanh nghiệp không đủ năng lực đầu tư. Không có dự án trên, tình trạng quá tải tại các bãi rác ngày càng trầm trọng hơn dù huyện Nga Sơn đã rất tích cực, đưa ra nhiều phương án, giải pháp để giải quyết tình hình.

Qua khảo sát thực tế và từ những phản ánh của người dân, trong 2 năm 2017 và 2018, huyện cũng đã áp dụng công nghệ lò đốt tại các bãi rác, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp thu gom xử lý rác thải thực hiện có hiệu quả công tác thu gom, tập kết, có phương án xử lý, kiểm soát chặt chẽ nước thải, khí thải phát sinh có thể gây ô nhiễm. Tuy vậy, công tác trên mới được thực hiện ở mức độ tạm “chấp nhận được”. Công ty TNHH Vệ sinh và Môi trường Nga Sơn nhanh chóng xây dựng 2 lò đốt rác với tổng kinh phí hơn 4 tỷ đồng tại xã Nga Văn. Với 2 lò đốt này, khoảng 80% lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Nga Sơn đã được xử lý. Bãi rác phía Bắc dù đã đóng cửa nhưng lượng tồn dư vẫn còn khá lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Theo lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, để giải quyết những khó khăn, bức xúc về rác thải hiện nay, huyện cần xây dựng 2 lò đốt rác quy mô lớn thải tại mỗi bãi rác của huyện, bao gồm bãi rác phía Bắc (tại xã Nga Giáp) và bãi rác phía Nam (xã Nga Văn, Nga Nhân). Ngoài ra, nếu có thêm 1 lò đốt rác thải tại xã Nga Hưng và tại một số cụm xã khác cũng rất cần thiết nhằm giải tỏa sự quá tải, gây ô nhiễm hiện nay của hai bãi rác phía Bắc và phía Nam. Tuy nhiên, nguồn ngân sách của huyện cũng chỉ có khả năng xây dựng được 1 lò đốt rác tại bãi rác phía Nam, số còn lại vẫn phải kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư vào cuộc.

Nhìn chung, trong bối cảnh còn gặp không ít khó khăn nhưng đến nay huyện Nga Sơn đã có nhiều giải pháp nâng cao nhận thức trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn dân và các cơ quan trong việc bảo vệ môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trong các ngành dịch vụ; các xã, thị trấn đã làm tốt công tác thu gom rác thải, đưa rác thải về nơi quy định tại bãi rác của huyện. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc xử lý rác thải. Huyện xác định rõ trách nhiệm của chủ tịch UBND xã, thị trấn trong công tác quản lý môi trường trên địa bàn, đặc biệt là thu gom, xử lý rác thải... đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện các dự án xử lý rác thải, xây dựng các lò đốt rác, như: Bàn giao đất, san lấp mặt bằng, hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng, hỗ trợ 600 triệu đồng cho 1 lò đốt rác thải có công suất 2 tấn/giờ...

Bài và ảnh: Mạnh Cường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]