(Baothanhhoa.vn) - Đất ở Vũng Cộp có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, đất tơi xốp nhiều mùn, ít sỏi đá, thoát nước tốt, tầng đất dày 50 đến 100cm, độ chua yếu. Đáng nói hơn, nguồn đất ở đây chưa chịu tác động của hóa chất. Bên cạnh đó, điều kiện khí hậu mát mẻ, nhiệt độ từ 18oC đến 25oC, lượng mưa 1.500mm đến 2.500mm, độ cao khoảng 1.200 m so với mặt nước biển. Đây thực sự là những điều kiện lý tưởng với cây dược liệu.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vũng Cộp – vùng cây dược liệu trong tương lai

Đất ở Vũng Cộp có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, đất tơi xốp nhiều mùn, ít sỏi đá, thoát nước tốt, tầng đất dày 50 đến 100cm, độ chua yếu. Đáng nói hơn, nguồn đất ở đây chưa chịu tác động của hóa chất. Bên cạnh đó, điều kiện khí hậu mát mẻ, nhiệt độ từ 18oC đến 25oC, lượng mưa 1.500mm đến 2.500mm, độ cao khoảng 1.200 m so với mặt nước biển. Đây thực sự là những điều kiện lý tưởng với cây dược liệu.

Người dân bản Chanh, xã Sơn Thủy đưa cây dược liệu lên trồng ở núi Vũng Cộp. Ảnh: Trần Thanh

Tìm “cây giảm nghèo” cho đồng bào các dân tộc ở huyện vùng biên Quan Sơn luôn là vấn đề đặt ra đối với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương. Khi nghe chuyện cây dược liệu được trồng ở khu vực Vũng Cộp, thuộc bản Chanh, xã Sơn Thủy chúng tôi đã lặn lội tìm đến đây.

Từ Km35, thị trấn Quan Sơn, mất nửa buổi sáng rong ruổi qua những cung đường với nhiều khúc cua “tay áo” chúng tôi mới đến được chân núi Vũng Cộp. Hướng lên đỉnh Vũng Cộp cao vun vút, anh Lương Văn Duyên, Chủ tịch UBND xã Sơn Thủy, nói với niềm kỳ vọng: “Bà con bản Chanh mình trồng cây dược liệu ở trên tận đỉnh núi kia đấy! Chỉ vài tháng trước, núi Vũng Cộp chỉ toàn lau lách. Mặc dù diện tích đất rừng ở đây đã giao cho dân bản nhưng bà con không thể canh tác hoặc trồng rừng được vì không có đường lên. May mà huyện triển khai chương trình phát triển cây dược liệu, đường lên Vũng Cộp mới được mở”.

Con đường đất lên đỉnh núi Vũng Cộp dốc dựng đứng. Cái mệt đã thấm, khiến từng bước chân của chúng tôi trở nên nặng nề, chậm chạp hơn. Thế mới thấy, công sức của chính quyền địa phương, bà con nhân dân và doanh nghiệp bỏ ra để “cõng” hàng nghìn cây dược liệu lên đỉnh núi.

Đang giữa mùa hè oi ả, với những cơn gió Lào khô nóng, nhưng ở đỉnh núi Vũng Cộp mây mù vẫn chờn vờn bao phủ, khí hậu thật ôn hòa. Ngay tại điểm chúng tôi dừng chân, một chiếc máy múc - chắc được đưa lên từ lâu, đang vỡ hoang từng tấc đất, dĩ nhiên dấu tích về khu rừng nghèo kiệt toàn lau lách trước đây đã không còn. Thật tình cờ, tại đây, chúng tôi gặp anh Hà Văn Toản, Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quan Sơn - người gắn bó với chương trình phát triển cây dược liệu ở Vũng Cộp từ những ngày đầu. Anh Toản không giấu nổi niềm vui khi biết chúng tôi đã vượt chặng đường khá xa để “mục sở thị” bà con trồng cây dược liệu trên núi Vũng Cộp. Anh Toản giở sổ ghi chép của mình, chia sẻ với chúng tôi những con số thật ý nghĩa: “Để những cây dược liệu được xuống giống tại Vũng Cộp, huyện và doanh nghiệp đã tìm hiểu, khảo sát về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở khu vực này. Sau nhiều lần khảo sát, kết quả thu được ngoài sự mong đợi. Đất ở Vũng Cộp có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, đất tơi xốp nhiều mùn, ít sỏi đá, thoát nước tốt, tầng đất dày 50 đến 100cm, độ chua yếu. Đáng nói hơn, nguồn đất ở đây chưa chịu tác động của hóa chất. Bên cạnh đó, điều kiện khí hậu mát mẻ, nhiệt độ từ 18oC đến 25oC, lượng mưa 1.500mm đến 2.500mm, độ cao khoảng 1.200 m so với mặt nước biển. Đây thực sự là những điều kiện lý tưởng với cây dược liệu”. Thực tế trên những ngọn núi của huyện Quan Sơn vốn có các loại cây dược liệu như: Bon bo, sa nhân, ba kích, đinh lăng, hà thủ ô, thổ phục linh, sả,... mọc dưới tán rừng tự nhiên. Nhiều đời nay, đồng bào các dân tộc trong huyện vẫn lưu truyền, gìn giữ được nhiều bài thuốc dân gian để chữa bệnh mà nguyên liệu chủ yếu từ các loại cây dược liệu. Tuy nhiên, do nhận thức của người dân chưa đầy đủ nên việc khai thác nguồn cây dược liệu diễn ra bừa bãi, không chú ý đến khả năng tái sinh. Vấn đề đặt ra với cấp ủy đảng, chính quyền huyện Quan Sơn là bảo tồn nguồn cây dược liệu hiện có trong rừng tự nhiên và xây dựng được vùng trồng cây dược liệu tập trung, đáp ứng nhu cầu sản xuất, chế biến thuốc nam của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Trên cơ sở nghiên cứu khoa học thực địa, huyện Quan Sơn đã quy hoạch vùng trồng cây dược liệu tập trung có chất lượng cao tại Vũng Cộp, quy mô 250 ha. Đồng thời, mời doanh nghiệp tư nhân sản xuất thuốc y học cổ truyền Bà Giằng Thanh Hóa vào đầu tư, liên kết sản xuất. “Doanh nghiệp tư nhân sản xuất thuốc y học cổ truyền Bà Giằng Thanh Hóa chính là đơn vị hợp tác, liên kết đầu tư vốn xây dựng vùng trồng cây dược liệu, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm cho bà con nơi đây. Trồng cây dược liệu là hướng đi phù hợp, vừa biến những tiềm năng đất đai ở Vũng Cộp trở thành lợi thế về kinh tế, vừa giải quyết bài toán tạo việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc ở địa phương. Ví dụ: Người dân trồng 1 ha mã tiền, hà thủ ô, có thể thu nhập hơn 400 triệu đồng, hay 1 ha thổ phục linh cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng.” – anh Toản nói.

Tính đến tháng 5 - 2018, bằng nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, huyện Quan Sơn đã tập trung hướng dẫn 41 hộ dân ở bản Chanh trồng được hơn 25 ha cây dược liệu. Dự kiến, trong năm 2018 sẽ trồng khoảng 50 ha, với các loại cây dược liệu chủ yếu như: Mã tiền, hà thủ ô đỏ, thổ phục linh, sa nhân tím, cỏ mật. Đến năm 2020, ở Vũng Cộp sẽ hình thành vùng trồng cây dược liệu rộng lớn khoảng 250 ha. Hàng năm, cung cấp nguồn dược liệu tươi có chất lượng cao cho các doanh nghiệp chế biến, với khoảng 160 tấn quả sa nhân, 60 tấn mã tiền, 75 tấn hà thủ ô tươi, 60 tấn thổ phục linh. Đáng nói hơn, khi cây dược liệu phủ xanh Vũng Cộp sẽ không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân, mà còn thay đổi tư duy sản xuất và nâng cao ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên rừng bền vững của cộng đồng.


Bài và ảnh: Trần Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]