(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, huyện Như Xuân đã quan tâm chỉ đạo và xác định, trồng rừng kinh tế theo hướng nông lâm kết hợp là hướng đi mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng chục nghìn lao động địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả từ trồng rừng kinh tế ở huyện Như Xuân

Những năm gần đây, huyện Như Xuân đã quan tâm chỉ đạo và xác định, trồng rừng kinh tế theo hướng nông lâm kết hợp là hướng đi mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng chục nghìn lao động địa phương.

Hiệu quả từ trồng rừng kinh tế ở huyện Như XuânTrồng rừng kết hợp chăn nuôi gia súc - hướng thoát nghèo của người dân xã Thượng Ninh.

Đến thăm rừng keo đang trong kỳ sinh trưởng phát triển xanh tốt tại đồi Hón Dân của gia đình ông Lê Đức Hạnh, thôn Đồng Tâm, xã Thượng Ninh (Như Xuân) mới thấm thía câu thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông “Bàn tay ta làm nên tất cả. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Được biết đến như là người tiên phong trong phong trào trồng rừng kinh tế, biến những quả đồi hoang hóa trở thành những cánh rừng bạt ngàn một màu xanh. Ông Lê Đức Hạnh chỉ tay về phía rừng keo vui vẻ kể lại: Từ năm 2009 trở về trước, khu đồi Hón Dân này chỉ là những diện tích đất hoang hóa, đường đi không có, quanh năm cỏ lau lách mọc um tùm. Khi ấy tôi quyết định mua lại 70 ha với giá gần 1,3 tỷ đồng, nhiều người gọi tôi là “gã khùng”. Với suy nghĩ, mình sinh ra, lớn lên từ núi rừng hà cớ gì không dựa vào rừng mà lập nghiệp. Những quả đồi cằn cỗi kia nếu có sức người chắc chắn sẽ thành những khu rừng xanh tốt, cho giá trị kinh tế cao. Bước đầu “khởi nghiệp” ông Hạnh dành 20 ha trồng keo. Cùng với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, tận dụng quỹ đất để tăng gia sản xuất bằng cách nuôi dê, lợn, gà, đào ao thả cá... Sau 5 năm bỏ công sức chăm sóc những quả đồi hoang hóa đã cho quả ngọt, gần 40.000 thân keo đã giúp gia đình thu về 1 tỷ đồng. Thu nhập bước đầu tạo động lực để đến năm 2015 ông Hạnh quyết định huy động thêm vốn mở rộng quy mô cho việc trồng keo. Dù vẫn đang gánh trên vai món nợ vài ba tỷ đồng nhưng ông Hạnh tin rằng trong vòng 5 năm tới gia đình dư sức thanh toán mọi khoản vay... Thành công từ trồng rừng kinh tế của gia đình ông Hạnh đã giúp nhiều gia đình ở địa phương thay đổi nếp nghĩ, cách làm, biến hàng trăm ha đất đồi bỏ hoang thành rừng vàng. Nếu như trước đây ở xã Thượng Ninh chỉ có mình ông Hạnh tiên phong trồng rừng kinh tế thì hiện nay có đến 36 hộ tham gia, như các gia đình anh Hà Minh Đính, Vi Văn Tiếp, Vi Văn Hải, Hà Văn Tiến... Trước năm 1996 ở xã Thượng Ninh chỉ có khoảng 600 hộ nhận đất rừng sản xuất thì nay đã có trên 1.000 hộ đăng ký tham gia, chiếm khoảng 70% dân số. Nhờ đó, đời sống của nhân dân ngày một khấm khá. Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 22 triệu đồng.

Huyện Như Xuân hiện có 52.614 ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm 73,1% diện tích tự nhiên, trong đó có 32.190,63 ha rừng sản xuất đã được giao cho 4.000 hộ dân sử dụng ổn định lâu dài. Nhiều diện tích trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh rừng trồng gỗ lớn có nhiều chuyển biến tích cực. Đến nay, toàn huyện đã trồng mới được 4.145 ha rừng, trong đó có 722,5 ha là rừng gỗ lớn chủ yếu là cây keo lai được tập trung trồng ở xã Thanh Sơn, Thanh Xuân, Xuân Hòa, Thượng Ninh... đây là mục tiêu thực hiện đề án trồng rừng gỗ lớn nhằm nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh rừng trồng và phát triển lâm nghiệp bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, gắn kết theo chuỗi từ trồng rừng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để nâng cao giá trị hàng hóa, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình ở huyện Như Xuân.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]