(Baothanhhoa.vn) - Thị xã Nghi Sơn nằm ở cực Nam của tỉnh Thanh Hóa giáp tỉnh Nghệ An, có đường bờ biển dài 42km, với 15 phường ven biển, từ Lạch Ghép gồm: Hải Châu, Hải Ninh, Hải An, Tân Dân, Hải Lĩnh, Ninh Hải, Hải Hòa, Hải Thanh, Bình Minh, Hải Bình, Tĩnh Hải, Hải Yến, Hải Thượng, Nghi Sơn và Hải Hà; có 3 cửa lạch là: Lạch Bạng, Lạch Ghép và Lạch Hà Nẫm. Từ bao đời nay, Nhân dân vùng ven biển đã phát triển nghề khai thác, chế biến hải sản. Những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền thị xã Nghi Sơn đã tập trung đánh thức tiềm năng thế mạnh trong phát triển kinh tế biển để làm giàu từ biển.

Thị xã Nghi Sơn chú trọng phát triển kinh tế biển

Thị xã Nghi Sơn nằm ở cực Nam của tỉnh Thanh Hóa giáp tỉnh Nghệ An, có đường bờ biển dài 42km, với 15 phường ven biển, từ Lạch Ghép gồm: Hải Châu, Hải Ninh, Hải An, Tân Dân, Hải Lĩnh, Ninh Hải, Hải Hòa, Hải Thanh, Bình Minh, Hải Bình, Tĩnh Hải, Hải Yến, Hải Thượng, Nghi Sơn và Hải Hà; có 3 cửa lạch là: Lạch Bạng, Lạch Ghép và Lạch Hà Nẫm. Từ bao đời nay, Nhân dân vùng ven biển đã phát triển nghề khai thác, chế biến hải sản. Những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền thị xã Nghi Sơn đã tập trung đánh thức tiềm năng thế mạnh trong phát triển kinh tế biển để làm giàu từ biển.

Thị xã Nghi Sơn chú trọng phát triển kinh tế biểnXã đảo Nghi Sơn vừa phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản, vừa phát triển du lịch nhằm thúc đẩy kinh tế biển. Ảnh: Nguyễn Minh

Trong 2 năm trở lại đây, mặc dù gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, giá xăng dầu tăng cao tác động không nhỏ đến hoạt động khai thác và chế biến thủy sản, nhưng với sự cố gắng của các cấp, các ngành từ thị xã đến các xã, phường, cùng sự nỗ lực vượt khó vươn lên của doanh nghiệp và ngư dân đã đưa ngành thủy sản vượt qua khó khăn, thách thức và tiếp tục phát triển bền vững. Để đạt được kết quả đó, UBND thị xã Nghi Sơn đã tập trung chỉ đạo các phòng, đơn vị chuyên môn phối hợp với UBND các xã, phường ven biển tuyên truyền, phổ biến, vận động, hướng dẫn ngư dân, chủ tàu cá thực hiện các quy định của Luật Thủy sản, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, thủ tục giấy tờ khi đi khai thác; phát tờ rơi, sổ tay các quy định về IUU gửi các địa phương để tuyên truyền. Các ban quản lý cảng cá thường xuyên phát trên hệ thống loa của cảng về Luật Thủy sản, chính sách hỗ trợ thiết bị giám sát hành trình và phí dịch vụ thuê bao giám sát hành trình trên tàu cá và các quy định về IUU. Phối hợp với Chi cục Thủy sản, Hải đoàn 128 thuộc Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn, Quân chủng Hải quân tổ chức chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển”... Vì vậy chỉ tính riêng năm 2021, trên địa bàn toàn thị xã có 2.004 tàu khai thác thủy, hải sản đã thu hoạch được sản lượng 36.637 tấn.

Song song với công tác khai thác, cấp ủy, chính quyền thị xã Nghi Sơn đã quan tâm chỉ đạo phát triển chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá ở các phường: Hải Thanh, Hải Bình, Hải Châu, Hải Ninh, Ninh Hải, Hải Hòa... Hiện nay, trên địa bàn thị xã có 45 công ty, 231 cơ sở chế biến thủy sản, nhiều công ty chế biến thủy sản với công suất trên 15.000 tấn nguyên liệu/năm như Công ty CP Chế biến hải sản Thanh Hoa, Công ty CP Thương mại, vận tải và Chế biến hải sản Long Hải, các HTX, tổ hợp tác chế biến thủy sản... Cùng với đó, UBND thị xã đã tập trung chỉ đạo phát triển nghề truyền thống xây dựng thương hiệu nước mắm Do Xuyên – Ba Làng; đăng ký sản phẩm OCOP được chế biến thủy sản, gồm: nước mắm cốt cá cơm, mắm tôm, mắm tép Vị Thanh (phường Hải Bình), nước mắm thượng hạng, mắm tôm đặc biệt, mắm tép đặc biệt Tác Huy (phường Hải Thanh), nước mắm cốt cá cơm, mắm tôm Tĩnh Gia - hảo hạng, mắm tép Tĩnh Gia - đặc biệt (phường Ninh Hải). Nghề chế biến đã giải quyết việc làm cho trên 7.000 lao động, với mức thu nhập từ 6.000.000 - 7.000.000 đồng/tháng.

Với lợi thế là địa phương có chiều dài bờ biển với nhiều bãi cát mịn, trong những năm gần đây, thị xã Nghi Sơn đã huy động các nguồn lực để phát triển du lịch biển, cơ sở hạ tầng được đầu tư, nhiều khu nghỉ dưỡng du lịch được các doanh nghiệp đầu tư tạo điểm nhấn thu hút du khách, như bãi biển Khu Du lịch Hải Hòa, Khu Du lịch sinh thái đảo Nghi Sơn. Các khu, điểm du lịch mới trên địa bàn cũng được xúc tiến, kêu gọi đầu tư như Khu Du lịch sinh thái biển Tân Dân, Hải Lĩnh, Ninh Hải, Hải Ninh, Bình Minh, Khu Du lịch sinh thái hồ Hao Hao - chùa Am Các... Trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Nghi Sơn lần thứ XXVI (nhiệm kỳ 2020-2025) đã xác định phát triển du lịch là 1 trong 4 chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm, phấn đấu đến năm 2025 thị xã Nghi Sơn sẽ đón được trên 1 triệu lượt khách du lịch (trong đó khách quốc tế đạt 300.000 lượt), doanh thu từ du lịch đạt 1.000 tỷ đồng trở lên. Để đạt được kết quả đã đề ra, đồng chí Mai Sỹ Lân, Phó Chủ tịch UBND thị xã, cho biết: Ngoài việc tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu du lịch, thị xã Nghi Sơn đang tập trung phát triển du lịch theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp. Ngày 15-3 vừa qua, Chính phủ đã cho mở cửa lại hoạt động du lịch, cùng với các địa phương, thị xã Nghi Sơn cũng đang khẩn trương triển khai các điều kiện để cho du lịch biển phát triển trở thành điểm đến của du khách trong nước và quốc tế.

Ở vị trí địa lý thuận lợi có cảng nước sâu rất thuận lợi để phát triển cảng biển, những năm gần đây, được sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh, hệ thống Cảng biển Nghi Sơn được đầu tư xây dựng đưa vào khai thác, sử dụng, thu hút các doanh nghiệp logistics bằng những dịch vụ, hạ tầng hiện đại, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều tuyến hàng hải quốc tế thông qua hệ thống cảng biển Nghi Sơn, đáp ứng nhu cầu xuất - nhập khẩu hàng hóa, phục vụ Khu Kinh tế Nghi Sơn, vùng kinh tế Bắc Trung bộ và phụ cận. Trong tháng 7- 2021 Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có Quyết định số 621-QĐ/TU về việc ban hành chương trình phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp, giai đoạn 2021-2025, trong đó đặt mục tiêu chung là từng bước xây dựng và phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn thành một trong những trung tâm công nghiệp - đô thị và dịch vụ ven biển trọng điểm của cả nước, với các tổ hợp công nghiệp mũi nhọn là: Lọc hóa dầu, nhiệt điện, luyện cán thép, xi măng, chế biến hàng xuất khẩu... gắn với khai thác có hiệu quả Cảng biển Nghi Sơn, hình thành trung tâm cảng biển, dịch vụ thương mại, logistics, cùng với các khu đô thị hiện đại, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh, khu vực và cả nước.

Có thể thấy, đến nay thị xã Nghi Sơn đã “hội tụ” đầy đủ các yếu tố để kinh tế biển phát triển, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong tương lai Nghi Sơn sẽ trở thành một trong những trung tâm công nghiệp – đô thị - dịch vụ ven biển trọng điểm của cả nước.

Minh Hiếu và Sỹ Thành



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]