(Baothanhhoa.vn) - Để đưa những tiềm năng của 4 cực tăng trưởng: Nghi Sơn, Bỉm Sơn, Sầm Sơn, Lam Sơn - Sao Vàng phát huy được lợi thế phát triển, tỉnh Thanh Hóa đã nghiên cứu, ban hành, thực thi nhiều cơ chế, chính sách; đồng thời, huy động tổng lực, tập trung chỉ đạo, tạo nên những bước phát triển đột phá về kinh tế - xã hội của 4 vùng kinh tế trọng điểm. Đồng thời, hoạch định những chiến lược phát triển trong tương lai, đưa “Tứ sơn” xứng danh là những đầu tàu.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tứ sơn: Tiềm năng và khát vọng thịnh vượng -

Bài 2: Phát triển “Tứ sơn” xứng danh những đầu tàu

Để đưa những tiềm năng của 4 cực tăng trưởng: Nghi Sơn, Bỉm Sơn, Sầm Sơn, Lam Sơn - Sao Vàng phát huy được lợi thế phát triển, tỉnh Thanh Hóa đã nghiên cứu, ban hành, thực thi nhiều cơ chế, chính sách; đồng thời, huy động tổng lực, tập trung chỉ đạo, tạo nên những bước phát triển đột phá về kinh tế - xã hội của 4 vùng kinh tế trọng điểm. Đồng thời, hoạch định những chiến lược phát triển trong tương lai, đưa “Tứ sơn” xứng danh là những đầu tàu.

Bài 2: Phát triển “Tứ sơn” xứng danh những đầu tàuSản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Trung tâm Nghiên cứu, phát triển nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn. Ảnh: pv

Tin liên quan:
  • Bài 2: Phát triển “Tứ sơn” xứng danh những đầu tàu
    Tứ sơn: Tiềm năng và khát vọng thịnh vượng - Bài 1: Tiềm năng vùng đất “Tứ sơn”

    Các trung tâm kinh tế - xã hội: Sầm Sơn - Nghi Sơn - Bỉm Sơn và Lam Sơn - Sao Vàng đã trở thành “tứ giác phát triển” của tỉnh trong những năm gần đây. Các ngành công nghiệp, du lịch và dịch vụ của “Tứ sơn” này đang đóng vai trò động lực, là đầu tàu kéo nền kinh tế tỉnh Thanh Hóa phát triển. Lợi thế từ vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, các giá trị văn hóa, lịch sử to lớn cùng với cơ sở hạ tầng ngày càng đồng bộ tại 4 trung tâm kinh tế - xã hội ấy, tiếp tục là tiền đề để tỉnh nhà thu hút đầu tư phát triển, hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng, đưa Thanh Hóa sớm trở thành tỉnh “kiểu mẫu” như sinh thời Bác Hồ từng mong muốn.

10 năm trở lại đây, Thanh Hóa đã thực sự trở thành một điểm đầu tư sôi động. Với những ưu thế đặc biệt về vị trí, không gian và tính chất kết nối liên vùng, Nghi Sơn, Bỉm Sơn, Sầm Sơn, Lam Sơn - Sao Vàng đã lọt “mắt xanh” của nhiều nhà đầu tư tầm cỡ và triển vọng.

Tỉnh Thanh Hóa đã triển khai, áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo nguyên tắc nhà đầu tư được hưởng mức ưu đãi cao nhất về quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ ở mức thấp nhất trong khung quy định của Chính phủ. Ngoài những quy định chung của pháp luật hiện hành, tùy theo quy mô, tính chất của từng dự án, tỉnh có những hỗ trợ đặc biệt đối với các dự án lớn, có vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Là vùng kinh tế trọng điểm hàng đầu của tỉnh, Chương trình phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp là 1 trong 5 chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm của tỉnh đã được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020. Triển khai chương trình này, cùng với tỉnh, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp đã triển khai nhiều giải pháp tích cực trong thu hút đầu tư. Tại đây, ngoài chính sách đặc thù của Trung ương, như: Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản, miễn từ 11 năm đến 15 năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động tuỳ theo lĩnh vực ngành nghề dự án; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; ưu đãi thuế xuất, nhập khẩu; giảm thuế thu nhập cá nhân..., tỉnh Thanh Hóa còn triển khai các chính sách hỗ trợ riêng, như: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 10% chi phí san lấp mặt bằng cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư vào các khu công nghiệp số 3, 4, 5, với mức hỗ trợ tối đa 500 triệu đồng/1 ha. Ngoài ra, tỉnh Thanh Hóa sẵn sàng huy động nguồn lực kinh tế và cả hệ thống chính trị hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho các dự án lớn, rút ngắn thời gian để bàn giao sớm nhất mặt bằng cho nhà đầu tư...

Ngoài các chính sách ưu đãi, Trung ương, tỉnh Thanh Hóa cũng luôn quan tâm, ưu tiên dành nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật nội vùng, liên kết “tứ giác” phát triển và với các vùng kinh tế năng động của tỉnh, khu vực lân cận. Trong giai đoạn 2011-2019, nhiều công trình giao thông hiện đại đã được đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác, sử dụng, như: Nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1A, Quốc lộ 217, tuyến đường giao thông từ Cảng Hàng không Thọ Xuân đi Khu Kinh tế Nghi Sơn, Đại lộ Nam sông Mã, đường vành đai phía Tây TP Thanh Hóa, cầu Nguyệt Viên, đường ven biển, các tuyến đường kết nối nội, ngoại tỉnh.

Với hạ tầng giao thông cảng biển, tại Cảng Nghi Sơn đã có 21 bến cảng đi vào hoạt động. Trong đó, có 2 cầu cảng tổng hợp và khu hậu cần cảng của Công ty CP Cảng dịch vụ dầu khí tổng hợp PTSC Thanh Hóa, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 70.000 DWT; 3 cầu cảng tổng hợp của Công ty CP Đầu tư khoáng sản Đại Dương có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 60.000 DWT; 4 cầu cảng tổng hợp của Công ty CP Gang thép Nghi Sơn có thể tiếp nhận và cung cấp dịch vụ cho các tàu container có sức chở 3.500 TEU (tương đương trọng tải 35.000 - 40.000 DWT). Với các điều kiện cơ sở vật chất hiện tại, cảng tổng hợp của Công ty CP Gang thép Nghi Sơn đã có thể đáp ứng được nhu cầu xếp dỡ vận chuyển container qua cảng với sản lượng lên đến 5.000 TEU/tháng.

Từ ban đầu cơ sở vật chất còn nghèo nàn, đơn sơ, đến nay, Cảng Hàng không Thọ Xuân được đầu tư đồng bộ, hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Từ nhà ga hành khách có thiết kế 1,5 cao trình, diện tích 5.500m2 phục vụ 600.000 hành khách, cao điểm có thể đáp ứng 1,2 triệu lượt khách/năm và có khả năng mở rộng công suất lên 2 triệu hành khách/năm; hạ tầng khu bay bao gồm 1 đường hạ cất cánh; sân đỗ máy bay đủ cho 6 tàu bay cùng đậu; khu phục vụ hàng hóa diện tích 600m2, trong đó có nhà kho và khu vực soi chiếu; khu vực đỗ ô tô 25.000m2; trạm nguồn cung cấp điện dự phòng, điện lưới cho các hệ thống khu bay; hệ thống quan trắc khí tượng tự động (AWOS); hệ thống hạ cánh bằng thiết bị ILS/DME và hệ thống đèn tín hiệu, biển báo; đài kiểm soát không lưu... Tất cả các công trình, hạng mục được đầu tư mới, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đã đi vào hoạt động, phát huy tác dụng và có hiệu quả cao.

Tại nội vùng 4 trung tâm kinh tế động lực, công tác đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật cũng được đặc biệt quan tâm, với mục tiêu tạo mặt bằng sạch, kết nối giao thương cho các nhà đầu tư triển khai dự án và phát triển sản xuất, kinh doanh. Chỉ riêng tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, giai đoạn 2011-2020, tổng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho 90 dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật đã lên tới con số 12.524 tỷ đồng. Bên cạnh đó, còn có 34 dự án hạ tầng kỹ thuật và xã hội được triển khai từ nguồn vốn xã hội hóa với tổng số vốn đăng ký 26.172 tỷ đồng. Cùng với Khu Kinh tế Nghi Sơn, tại Khu Công nghiệp Bỉm Sơn cũng đã được hoàn thiện tới 70% kết cấu hạ tầng kỹ thuật tới chân hàng rào dự án.

Hiện tại, hạ tầng Khu Công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng cũng đang dần được hoàn thiện, trong đó có các tuyến giao thông nội khu đã được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách với tổng kinh phí hơn 400 tỷ đồng. Ngoài ra, liên danh nhà đầu tư là Công ty CP Tập đoàn xây dựng Miền Trung và Công ty CP Tập đoàn đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi đang tiếp tục triển khai và hoàn thiện nhiều hệ thống hạ tầng tại đây. Theo phương án quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế vừa được Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh trình UBND tỉnh, trong năm 2020, sẽ ưu tiên phát triển các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và nâng cao tỷ lệ lấp đầy ở Khu Công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng. Giai đoạn sau năm 2030, sẽ mở rộng thêm 130 ha về phía Tây của khu công nghiệp hiện hữu, nâng tổng diện tích đất công nghiệp lên 667,3 ha.

Từ thiện chí của tỉnh và những nỗ lực không ngừng nghỉ trong thu hút đầu tư, tạo hạ tầng đồng bộ và kết nối, nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn Thanh Hóa làm điểm đến. Đồng thời, thể hiện sự yên tâm khi đã đến và đầu tư tại đây. Đại diện Tập đoàn INTCO cho biết: Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thiết bị y tế. Đây là sản phẩm xuất khẩu, mang tính quốc tế hóa nên chúng tôi đã lựa chọn Khu Công nghiệp Bỉm Sơn vì nơi đây có vị thế thuận lợi cho trung chuyển hàng hóa, diện tích quy hoạch rộng và bảo đảm về quy chuẩn điều kiện sản xuất. Quá trình tiếp xúc, tìm hiểu, thực hiện các thủ tục hành chính cũng nhận được rất nhiều sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương tại đây.

Còn ông Buruno Gutton - Tổng Giám đốc Công ty CMA CGM Việt Nam - đơn vị đã đưa Nghi Sơn vào bản đồ cảng container quốc tế thì chia sẻ: “Qua nghiên cứu thị trường, chúng tôi nhận thấy Thanh Hóa hiện nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường xuất nhập khẩu với nhiều mặt hàng xuất khẩu đến các thị trường tại châu Á, châu Âu, châu Mỹ. Bên cạnh đó, các tỉnh miền Trung Việt Nam cũng đang phát triển mạnh các khu công nghiệp, khiến nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa tăng cao. Chính vì vậy, CMA CGM đã quyết định trở thành hãng tàu đầu tiên đưa tàu container vào Thanh Hóa phục vụ cho sự phát triển của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và các tỉnh, thành phố lân cận nói chung”.

Tiếp tục trên lộ trình đi đến thịnh vượng, tỉnh Thanh Hóa đã nghiên cứu, hoạch định cho các địa phương những chiến lược phát triển xứng tầm, đưa “Tứ sơn” thực sự trở thành những vùng tăng trưởng mạnh mẽ, những động lực có tính chất đầu kéo thúc đẩy sự phát triển toàn diện của tỉnh. Theo đó, thị xã Nghi Sơn - Khu Kinh tế Nghi Sơn phấn đấu đến năm 2025 trở thành trung tâm kinh tế, đô thị động lực của tỉnh và khu vực, đến năm 2030 trở thành một trung tâm kinh tế, đô thị ven biển trọng điểm của cả nước. Thị xã Bỉm Sơn phấn đấu đến năm 2025 trở thành đô thị trung tâm động lực phía Bắc của tỉnh. TP Sầm Sơn phấn đấu đến năm 2025 đạt tiêu chí đô thị loại II, tạo nền tảng vững chắc đến năm 2030 xây dựng Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch thông minh, hấp dẫn, thân thiện; là một trong những trung tâm du lịch chất lượng cao của cả nước và khu vực. Khu đô thị Lam Sơn - Sao Vàng được định hướng thành khu công nghiệp đa ngành, công nghệ cao, gắn với chuỗi phát triển đô thị và xa lộ nông nghiệp công nghệ cao của cả nước dọc tuyến đường Hồ Chí Minh.

Những chiến lược này đã được các địa phương cụ thể hóa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ, trở thành “kim chỉ nam” cho những hoạch định, giải pháp phấn đấu trong nhiệm kỳ.

Nhóm PV Kinh tế

Bài cuối: Niềm tin thịnh vượng.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]