(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành danh mục các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Đồng thời, triển khai kế hoạch phát triển các sản phẩm OCOP địa phương. Việc xác định, giao phó trách nhiệm cho các doanh nghiệp, các HTX mang tính chất “đầu tàu” tại các vùng sản xuất nông sản chủ yếu sẽ là điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện các thủ tục được đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nông sản tỉnh Thanh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm nông nghiệp - yếu tố quan trọng để phát triển thị trường

Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành danh mục các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Đồng thời, triển khai kế hoạch phát triển các sản phẩm OCOP địa phương. Việc xác định, giao phó trách nhiệm cho các doanh nghiệp, các HTX mang tính chất “đầu tàu” tại các vùng sản xuất nông sản chủ yếu sẽ là điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện các thủ tục được đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nông sản tỉnh Thanh.

Xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm nông nghiệp - yếu tố quan trọng để phát triển thị trường

Sản phẩm bưởi Luận Văn tại xã Xuân Bái (Thọ Xuân). Ảnh: Hương Thơm

Là tỉnh có lợi thế và tiềm năng lớn để phát triển sản xuất nông nghiệp, và hiện có 198 sản phẩm thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, chưa có nhiều sản phẩm nông nghiệp xây dựng được nhãn hiệu và phát triển ổn định, bền vững trên thị trường. Do đó, để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và nâng cao giá trị của sản xuất nông nghiệp, các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp, HTX và người dân trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm đầu tư, xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm nông nghiệp, nhất là những sản phẩm có lợi thế, tiềm năng.

Trong những năm qua, tỉnh ta đã thực hiện chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nhằm tạo chuyển biến căn bản về quy mô, năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản có tiềm năng, lợi thế, có thị trường tiêu thụ. Do đó, các địa phương và đơn vị sản xuất chú trọng tạo liên kết giữa hộ nông dân - HTX - doanh nghiệp để xây dựng chuỗi sản phẩm sạch, an toàn, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, nhằm quy chuẩn quy trình sản xuất, bảo đảm chất lượng, tạo tính bền vững của sản xuất và sản phẩm nông nghiệp; tìm kiếm thị trường bảo đảm tốt nhất đầu ra cho sản phẩm.

Trên địa bàn tỉnh, việc xây dựng, phát triển nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm nông sản được đánh dấu từ năm 2010, khi Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các sở, ngành, UBND huyện Hậu Lộc đăng ký thành công bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm mắm tôm Hậu Lộc. Đây chính là bước khởi đầu vững chắc cho sự phát triển của nghề làm mắm truyền thống có hàng trăm năm tuổi. Đồng thời, là tấm vé thông hành để sản phẩm khẳng định được tên tuổi và chỗ đứng trên thị trường. Ông Đặng Văn Soai, Chủ tịch HĐQT, Phó Giám đốc Công ty TNHH Chế biến hải sản Hòa Hải, thôn Hòa Hải, xã Hòa Lộc (Hậu Lộc), chia sẻ: Trước đây sản phẩm làm ra chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của những người đi trước nên chất lượng sản phẩm không được đồng đều. Từ khi được cấp giấy đăng ký chứng nhận chỉ dẫn địa lý, các cơ sở sản xuất luôn tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật từ khâu bảo đảm môi trường, đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhờ đó, người tiêu dùng yên tâm về chất lượng sản phẩm, việc tiêu thụ dễ dàng hơn. Ngoài thị trường tiêu thụ trong nước, sản phẩm mắm tôm của Công ty TNHH Chế biến hải sản Hòa Hải còn được xuất khẩu sang nhiều thị trường các nước, như: Mỹ, Nga, Pháp, Hàn Quốc, Canada. Hiện tại, công ty tiêu thụ hơn 100 tấn mắm tôm mỗi năm, trong đó lượng hàng xuất khẩu khoảng 30 - 40 tấn.

Xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm nông nghiệp - yếu tố quan trọng để phát triển thị trường

Sau khi được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, sản phẩm mắm tôm Hậu Lộc đã tìm kiếm được nhiều thị trường tiềm năng.

Cùng với việc thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, sau khi được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý, các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người sản xuất có nhận thức cao hơn, đầy đủ hơn về kiến thức bảo hộ sản phẩm. Ông Lê Tế Tâm, Trưởng Phòng Quản lý chuyên ngành, Sở Khoa học và Công nghệ, cho biết: Sau khi bảo hộ thành công quyền sở hữu trí tuệ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm mắm tôm Hậu Lộc, các cơ sở có điều kiện mở rộng sản xuất, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, việc tiêu thụ sản phẩm dễ dàng. Nhờ đó, doanh thu, lợi nhuận của người sản xuất được nâng lên. Sau mắm tôm Hậu Lộc, tỉnh ta đã có thêm 3 sản phẩm là cói Nga Sơn, bưởi Luận Văn, quế Thường Xuân được bảo hộ chỉ dẫn địa lý và 23 sản phẩm nông nghiệp được công nhận bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, toàn tỉnh hiện đã có 209 sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản được chứng nhận nhãn hiệu. Điều đáng mừng là các sản phẩm sau khi được cấp văn bằng bảo hộ bước đầu đã khẳng định được giá trị trên thị trường và được nhiều người tiêu dùng biết đến.

Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành danh mục các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Đồng thời, triển khai kế hoạch phát triển các sản phẩm OCOP địa phương. Việc xác định, giao phó trách nhiệm cho các doanh nghiệp, các HTX mang tính chất “đầu tàu” tại các vùng sản xuất nông sản chủ yếu sẽ là điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện các thủ tục được đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nông sản tỉnh Thanh. Bên cạnh đó, khi những sản phẩm có nhãn hiệu, được bảo hộ sở hữu trí tuệ sẽ có nhiều cơ hội tiêu thụ hơn, nhất là ở các thị trường nước ngoài. Do đó, để tạo tiền đề thuận lợi cho việc tiêu thụ các loại nông sản một cách bền vững, nhất là các dòng sản phẩm nông sản chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao, các ngành liên quan, các địa phương cần xây dựng lộ trình sản xuất phù hợp nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; đồng thời, thay đổi nhận thức của người dân, doanh nghiệp từ sản xuất nhỏ, lẻ sang sản xuất theo hướng tập trung hàng hóa, có tính cạnh tranh cao gắn với xây dựng, phát triển thương hiệu cho nông sản.

Bài và ảnh: Thanh Hòa


Bài và ảnh: Thanh Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]