(Baothanhhoa.vn) - Tại vùng cửa biển Lạch Sung - nơi dòng sông Lèn hợp lưu với biển lớn, một khu rừng ngập mặn quanh năm tươi tốt. Bên phía bờ Bắc cửa sông là vùng đầm lầy rộng lớn gần 450 ha chạy dọc con đê biển huyện Nga Sơn đã được phủ một màu xanh ngút ngàn. Những thân đước, sú vẹt hàng chục năm tuổi với muôn ngàn bộ rễ tua tủa bám sâu vào bùn lầy, trở thành “bức tường xanh” vững chãi bảo vệ đê biển, hàng trăm héc - ta nuôi trồng thủy sản và các khu dân cư ở phía xa.

Xây dựng mật ong rừng sú vẹt thành sản phẩm OCOP

Tại vùng cửa biển Lạch Sung - nơi dòng sông Lèn hợp lưu với biển lớn, một khu rừng ngập mặn quanh năm tươi tốt. Bên phía bờ Bắc cửa sông là vùng đầm lầy rộng lớn gần 450 ha chạy dọc con đê biển huyện Nga Sơn đã được phủ một màu xanh ngút ngàn. Những thân đước, sú vẹt hàng chục năm tuổi với muôn ngàn bộ rễ tua tủa bám sâu vào bùn lầy, trở thành “bức tường xanh” vững chãi bảo vệ đê biển, hàng trăm héc - ta nuôi trồng thủy sản và các khu dân cư ở phía xa.

Xây dựng mật ong rừng sú vẹt thành sản phẩm OCOPHiện có khoảng 700 đàn ong được người dân xã Nga Thủy đặt ven rừng ngập mặn Nga Sơn để hút mật sú vẹt.

Khu rừng ngập mặn được cho là lớn nhất tỉnh Thanh Hóa này cũng chính là “ngôi nhà” che chở và nuôi dưỡng các loài thủy sinh như cua, cáy, cá còi... ở dưới và chim cò phía trên. Tận dụng môi trường sống thiên nhiên lý tưởng ấy, khoảng 10 năm qua, hàng chục hộ dân các xã ven rừng đã phát triển nghề nuôi ong mật. Với nhiều gia đình, nuôi ong rừng ngập mặn đã trở thành nghề chính, là “hành trang” thoát nghèo, biến những đàn ong thành “công cụ” làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Theo ông Mai Văn Công, Bí thư Đảng ủy xã Nga Thủy: Hiện tổng diện tích khu rừng ngập mặn của huyện Nga Sơn là 347 ha, trong đó xã Nga Thủy chiếm 109 ha.

Những người nuôi ong địa phương cho biết, khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm là mùa hoa của các loài cây trong khu rừng nở rộ nhất. Đây cũng là mùa ong cho mật nhiều nhất trong năm. Tại xã Nga Thủy hiện có 16 hộ có nghề “thả” ong trong khu rừng ngập mặn huyện Nga Sơn. Tính tại thời điểm đầu tháng 4 này, 700 đàn ong đang được duy trì quanh vùng để tận dụng nguồn hoa từ khu rừng. Ngoài ra, vào mùa lấy mật, nhiều hộ gia đình đã hợp tác với các chủ ong ở tỉnh Hưng Yên, các tỉnh miền núi phía Bắc đưa về đặt thêm hàng nghìn đàn ong dọc tuyến đê chạy xuyên khu rừng.

Có nhiều đàn ong nhất ở quanh khu vực rừng ngập mặn Nga Sơn này là gia đình anh Nguyễn Văn Nam, ở thôn Hoàng Long, xã Nga Thủy với gần 400 đàn. Gần như tuần nào, anh cũng vài lần tổ chức quay mật. “Mỗi đàn ong cho thu hoạch từ 15 đến 20 lít mật mỗi năm. Tính giá bán sỉ trung bình 150.000 đồng/lít, thì một đàn cho thu nhập khoảng 2,5 triệu đồng/năm. Ngoài ra, một đàn ong có thể chia tách để nhân thêm 3 đàn mới mỗi năm, giá bán trung bình 1,5 triệu đồng mỗi đàn” - anh Nguyễn Văn Nam, chia sẻ.

Để minh chứng cho sự thơm ngon của mật ong rừng ngập mặn, anh Nam đưa chúng tôi cảm nhận. Những dòng mật đặc sánh màu vàng nhạt bắt mắt. Nhấp vào đầu lưỡi, có thể cảm quan ngay một mùi hương thơm đặc trưng, có vị riêng so với những loại mật ong từ hoa khác. Theo anh Nam, qua tìm hiểu, tại miền Bắc, chỉ một số tỉnh đồng bằng sông Hồng mới có vùng biển có bùn để phát triển nghề nuôi ong rừng ngập mặn nên lượng mật này khá hiếm. Đáng nói, hoa từ cây sú vẹt hoàn toàn sạch tự nhiên, không thuốc bảo vệ thực vật, không bón phân hóa học nên có thể nói mật ong rừng ngập mặn là loại mật hữu cơ đúng nghĩa.

Những tháng đầu năm, anh Nguyễn Văn Nam với danh nghĩa đại diện là Công ty CP Nông nghiệp Vạn Hoa ở địa phương đã tập hợp các hộ nuôi, cùng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nga Sơn triển khai các khâu hồ sơ thủ tục tham gia sản phẩm OCOP. Qua kiểm tra khảo sát, sản phẩm mật ong rừng ngập mặn Nga Sơn này đã được Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh đưa vào danh sách những sản phẩm tiềm năng để xét sản phẩm OCOP năm 2021 trong thời gian tới.

Bài và ảnh: Lê Đồng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]