(Baothanhhoa.vn) - Những tháng đầu năm, cùng với tác động của thiên tai, biến động của thị trường, ngành nông nghiệp trong tỉnh chịu ảnh hưởng dịch bệnh, nhất là dịch COVID-19. Tuy nhiên, nhờ chủ động, kịp thời, quyết liệt, sáng tạo, linh hoạt của ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương; ý thức, trách nhiệm, đồng lòng của toàn thể Nhân dân trong tỉnh, nên lĩnh vực nông nghiệp đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và bảo đảm an sinh xã hội.

Vững đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh: Bài 2: Nông nghiệp vượt “bão dịch”

Những tháng đầu năm, cùng với tác động của thiên tai, biến động của thị trường, ngành nông nghiệp trong tỉnh chịu ảnh hưởng dịch bệnh, nhất là dịch COVID-19. Tuy nhiên, nhờ chủ động, kịp thời, quyết liệt, sáng tạo, linh hoạt của ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương; ý thức, trách nhiệm, đồng lòng của toàn thể Nhân dân trong tỉnh, nên lĩnh vực nông nghiệp đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và bảo đảm an sinh xã hội.

Vững đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh: Bài 2: Nông nghiệp vượt “bão dịch”Lực lượng công an và dân quân tự vệ thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh giúp dân thu hoạch lúa thu mùa. Ảnh: Hương Thơm

Tin liên quan:
  • Vững đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh: Bài 2: Nông nghiệp vượt “bão dịch”
    Vững đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh: Bài 1-Trợ lực để ...

    Thời gian qua, mặc dù chịu nhiều tác động bất lợi của đại dịch COVID-19, một số địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội; một số loại hình kinh doanh, dịch vụ phải tạm dừng hoạt động, song với tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, quyết tâm, quyết liệt, đồng sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, kinh tế - xã hội vẫn duy trì ổn định; nhiều lĩnh vực tiếp tục phát triển. 9 tháng năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 8,06% so với cùng kỳ, cao nhất khu vực Bắc Trung bộ và nằm trong top đầu cả nước.

Theo đó, trong chăn nuôi, xảy ra 3 loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, gồm: dịch cúm gia cầm A/H5N6, dịch tả lợn châu Phi và bệnh viêm da nổi cục trâu, bò. Trồng trọt, bệnh khảm lá sắn tiếp tục phát sinh và đã lây lan gây hại nặng cho các vùng trồng sắn tại 6 huyện. Đáng nói, dịch COVID-19 bùng phát đã và đang ảnh hưởng đến mọi mặt của ngành nông nghiệp. Để đối phó, phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do chịu tác động của các loại dịch bệnh, duy trì và ổn định sản xuất, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành có liên quan, các địa phương triển khai quyết liệt, kịp thời các biện pháp, giải pháp phòng, chống dịch bệnh. Nhờ đó, dịch cúm gia cầm A/H5N6 đã được khống chế từ ngày 19-3-2021; dịch tả lợn châu Phi được khống chế từ ngày 26-7–2021 và dịch viêm da nổi cục trâu, bò được khống chế từ ngày 6-8-2021 đến nay. Thanh Hóa là một trong các tỉnh khống chế được các dịch bệnh trong chăn nuôi sớm nhất trong cả nước.

Tháng 9, khi diện tích các loại cây trồng vụ thu mùa bắt đầu cho thu hoạch, đúng vào thời điểm một số huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh lại phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng Chính phủ. Trước tình hình đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kịp thời ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch (KH) sản xuất nông nghiệp, phòng, chống thiên tai và xây dựng nông thôn mới (NTM) trong tình hình dịch COVID-19. Phương án cung cấp lương thực, thực phẩm cho huyện Nông Cống trong thời gian cách ly do dịch COVID-19 theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời, cung cấp danh sách các đơn vị cung ứng nông sản trên địa bàn tỉnh cho các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh chủ động liên hệ khi có nhu cầu. Cùng với đó, thành lập tổ công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, phòng, chống thiên tai và xây dựng NTM trong tình hình dịch COVID-19. Phân công cụ thể nhiệm vụ đến từng cá nhân, đơn vị trong triển khai KH.

Cùng với ngành nông nghiệp, các địa phương trong tỉnh, nhất là các huyện, thị xã, thành phố thực hiện giãn cách xã hội, như: Nông Cống, Hậu Lộc, thị xã Nghi Sơn, TP Thanh Hóa... đã tổ chức tốt việc huy động nhân lực tham gia thu hoạch lúa bằng phương pháp thủ công, tận dụng tối đa lực lượng công nhân tại các khu công nghiệp, công ty, nhà máy đã tạm dừng hoạt động. Một số địa phương đã huy động cán bộ, lực lượng vũ trang, đoàn viên, thanh niên, đội ngũ giáo viên giúp bà con nông dân thu hoạch lúa thu mùa. Đơn cử như huyện Như Thanh, vào thời điểm lúa chín rộ, huyện đã huy động 800 cán bộ, lực lượng vũ trang, giáo viên, đoàn viên, thanh niên, phụ nữ... giúp dân thu hoạch lúa, nhất là những xã thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19. Hay như huyện Hậu Lộc, không những chủ động thuê máy gặt lúa từ tỉnh Ninh Bình, mà còn huy động toàn bộ lực lượng đoàn viên, thanh niên ra đồng vận chuyển lúa giúp dân.

Nhờ chủ động, quyết liệt, sáng tạo, linh hoạt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, sự đồng lòng của Nhân dân trong tỉnh, nên sản xuất nông nghiệp trong tỉnh đã và đang vượt qua “bão dịch”, tiếp tục phát triển toàn diện trên tất cả mọi lĩnh vực. 9 tháng năm 2021, tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, thủy sản đạt 3,26%; trong đó, nông nghiệp tăng 2,15%, lâm nghiệp tăng 7%, thủy sản tăng 6,9%. Diện tích, tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao 4.200 ha, đạt 60% KH; tỷ lệ che phủ rừng 53,49%, đạt 99,98% KH.

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã gieo trồng 401.200 ha cây hàng năm, bằng 98,6% KH. Tổng sản lượng lương thực ước đạt 1,61 triệu tấn, tăng 2,55% so với cùng kỳ. Toàn tỉnh chuyển đổi được 2.174,4 ha đất trồng lúa năng suất, hiệu quả thấp sang cây trồng khác và trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản. Chăn nuôi tiếp tục phát triển khá, đến nay toàn tỉnh có 190.000 con trâu, đạt 97,4% KH; đàn bò 260.000 con, đạt 98,1% KH; đàn lợn gần 1,2 triệu con, đạt 100% KH, tăng 3% so với cùng kỳ (CK); gia cầm 22,4 triệu con, đạt 97,4% KH, bằng 100% CK. Sản lượng thịt hơi 195.000 tấn, đạt 79,6% KH, tăng 9,2% CK; sản lượng trứng 270 triệu quả, đạt 154,3% KH, tăng 7% CK; sữa tươi 40.000 tấn, đạt 77% KH, tăng 23,4% CK. Cũng trong 9 tháng, UBND tỉnh đã chấp thuận 8 dự án đầu tư các trang trại chăn nuôi, với tổng vốn đăng ký đầu tư 8.493 tỷ đồng, quy mô 22.400 lợn nái và 420.000 lợn thịt/năm, điển hình là 3 dự án chăn nuôi công nghệ cao của Tập đoàn Xuân Thiện đầu tư ở huyện Ngọc Lặc, với tổng số vốn đăng ký 7.500 tỷ đồng; 1 dự án chăn nuôi của Công ty TNHH MTV chăn nuôi TIGER đã đi vào hoạt động, với quy mô 1.400 lợn nái và bước đầu đã sản xuất được 13.000 lợn giống.

Sản xuất thủy sản ổn định, hoạt động tàu cá trên biển bảo đảm an toàn, phát triển đồng bộ, toàn diện cả khai thác và nuôi trồng thủy sản gắn với chống khai thác bất hợp pháp và tham gia bảo vệ chủ quyền trên biển. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản 150.000 tấn, đạt 77,3% KH, tăng 4,2% CK. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 19.390 ha, đạt 99,4% KH, giảm 0,6% CK; sản lượng nuôi trồng thủy sản 50.000 tấn, đạt 78,1% KH, tăng 5% CK. Công tác chống khai thác bất hợp pháp có những chuyển biến vượt bậc và đến nay 100% tàu cá khai thác hải sản có chiều dài từ 15m trở lên đã được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, thuyền trưởng chấp hành quy định về khai báo trước và sau khi cập cảng, ghi sổ nhật ký khai thác, đánh dấu dấu hiệu nhận biết vùng khai thác. Đáng chú ý, mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch COVID-19, song giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 167,167 triệu USD, tăng 5,4% so với CK; trong đó, giá trị xuất khẩu chính ngạch 132,512 triệu USD, xuất khẩu tiểu ngạch 34,655 triệu USD.

Đi đôi với phát triển nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các huyện, thị xã tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. 9 tháng năm 2021, có thêm 15 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 8 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 55 thôn, bản đạt chuẩn NTM, 23 thôn, bản NTM kiểu mẫu. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 8 đơn vị cấp huyện, 332 xã, 890 thôn, bản đạt chuẩn NTM; 30 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 2 xã, 86 thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; bình quân toàn tỉnh đạt 17,57% tiêu chí NTM/xã. Việc phát triển các sản phẩm OCOP cũng được các địa phương chú trọng và có thêm 51 sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng, tăng 70% so với KH. Lũy kế đến nay trên địa bàn tỉnh có 120 sản phẩm OCOP; trong đó, 1 sản phẩm 5 sao, 30 sản phẩm 4 sao, 89 sản phẩm 3 sao.

Trên cơ sở kết quả thực hiện 9 tháng năm 2021, đánh giá triển vọng 3 tháng cuối năm, ngành nông nghiệp dự ước sẽ đạt và vượt KH năm 2021, với tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, thủy sản 3,1%, vượt 0,1% KH, sản lượng lương thực 1,61 triệu tấn. Diện tích tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao 7.030 ha, đạt 100% KH. Tỷ lệ che phủ rừng 53,5%, đạt 100% KH. Có thêm 3 huyện, 19 xã đạt chuẩn NTM, 26 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 7 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, đạt 100% KH.

Để hoàn thành các mục tiêu những tháng cuối năm, ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp; trong đó, tập trung vào các nhóm giải pháp, như: đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, bảo đảm nhu cầu lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng và hoàn thành các chỉ tiêu, KH năm 2021. Đẩy mạnh việc chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, cũng như việc lưu thông vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp thông qua việc hướng dẫn các doanh nghiệp, người dân đẩy mạnh việc chế biến các mặt hàng nông, lâm, thủy sản; tăng cường đầu tư đổi mới thiết bị, dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại và đồng bộ; đa dạng hóa sản phẩm chế biến, tăng cường chế biến sâu. Phối hợp chặt chẽ với Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) theo dõi, cập nhật các quy định và thông tin thị trường các nước nhập khẩu nông sản để tuyên truyền, phổ biến kịp thời cho người dân, doanh nghiệp; đồng thời, phối hợp với các doanh nghiệp tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc về xuất khẩu nông sản. Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân xây dựng, phát triển các mô hình liên kết sản xuất, chế biến, kinh doanh theo chuỗi, áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, nhằm tạo ra các sản phẩm năng suất, chất lượng và truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Tiếp tục thực hiện tốt các phương án phòng, chống lụt bão, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an toàn cho sản xuất và đời sống của Nhân dân.

Nhóm PV Phòng Kinh tế



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]