(Baothanhhoa.vn) - Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung (SXNNTT), chuyên canh tạo thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa công nghệ mới vào sản xuất, đẩy mạnh cơ giới hóa, thúc đẩy liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn, có giá trị kinh tế cao. Do đó, đây được xác định là một trong những giải pháp quan trọng trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vì sao tiến độ phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung chậm?

Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung (SXNNTT), chuyên canh tạo thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa công nghệ mới vào sản xuất, đẩy mạnh cơ giới hóa, thúc đẩy liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn, có giá trị kinh tế cao. Do đó, đây được xác định là một trong những giải pháp quan trọng trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Vì sao tiến độ phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung chậm?

Khu trồng bưởi tập trung tại xã Xuân Hồng (Thọ Xuân).

Với quyết tâm xây dựng được các vùng SXNNTT theo hướng chuyên canh, ngành nông nghiệp, các địa phương đã và đang rà soát, điều chỉnh các vùng SXNNTT, chuyên canh để tích hợp với quy hoạch vùng và quy hoạch chung của tỉnh. Xây dựng các mô hình tích tụ, tập trung đất đai trên cơ sở lựa chọn đối tượng, cây trồng, vật nuôi chủ lực, có lợi thế và lựa chọn phương thức sản xuất phù hợp, kêu gọi doanh nghiệp, HTX hoặc hộ nông dân có khả năng đầu tư để thực hiện, nhân rộng các mô hình. Xây dựng các tổ hợp liên kết nông nghiệp, chế biến nông sản, các cơ sở cung cấp dịch vụ nghiên cứu, đào tạo, tư vấn phát triển sản phẩm nông nghiệp. Xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách cho vùng sản xuất tập trung, hình thành chuỗi sản xuất bền vững.

Nhờ nỗ lực thực hiện các giải pháp, nên trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được 9 vùng trồng cây tập trung, chuyên canh, gồm: Vùng sản xuất lúa thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, tổng diện tích 75.744 ha/vụ; vùng sản xuất giống lúa, tổng diện tích 4.353 ha/vụ; vùng ngô thâm canh năng suất, chất lượng cao, tổng diện tích 16.000 ha/năm; vùng sản xuất rau an toàn tập trung, tổng diện tích 2.980 ha; vùng cây ăn quả tập trung, tổng diện tích 5.172 ha; vùng mía nguyên liệu, tổng diện tích 22.500 ha. Xây dựng được 4 vùng chăn nuôi tập trung các loại con nuôi, như: Bò sữa, bò thịt, lợn và các loại gia cầm. Xây dựng được các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, tổng diện tích 350 ha; vùng nuôi tôm sú, tổng diện tích 3.600 ha; vùng nuôi ngao Bến Tre, tổng diện tích 1.313 ha.

Mặc dù đã xây dựng được nhiều vùng SXNNTT, chuyên canh trên tất cả các lĩnh vực, với đối tượng cây trồng, vật nuôi đa dạng, phong phú. Song, theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thì việc xây dựng các vùng SXNNTT trên địa bàn tỉnh còn phát triển chậm, chưa có vùng SXNNTT, quy mô lớn để phục vụ chế biến, xuất khẩu, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

Lý giải về nguyên nhân khiến việc xây dựng các vùng SXNNTT trên địa bàn tỉnh phát triển chậm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Đức Giang cho biết: Sản xuất nông nghiệp vốn phụ thuộc vào thời tiết, trong khi Thanh Hóa lại là tỉnh rộng, có địa hình phức tạp, thời tiết diễn biến bất thường, thiên tai ngày càng khắc nghiệt, dịch bệnh xảy ra và diễn biến phức tạp, khó lường. Bên cạnh đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn manh mún, nhỏ lẻ, việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất còn hạn chế. Nông nghiệp và nông thôn là khu vực dễ bị tổn thương, rủi ro cao, trong khi nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thấp so với nhu cầu thực tế, chính sách chưa đủ mạnh để thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất. Ngoài ra, nhiều hộ dân vẫn còn tư tưởng giữ đất, gây khó khăn cho công tác tích tụ tập trung đất đai, xây dựng các vùng SXNNTT.

Để đẩy mạnh xây dựng và phát triển các vùng SXNNTT, chuyên canh, ngành nông nghiệp, chính quyền các địa phương sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân tích tụ, tập trung đất đai, đầu tư sản xuất, từ đó hình thành vùng SXNNTT, chuyên canh, đáp ứng nhu cầu phục vụ chế biến. Thực hiện rà soát các cơ chế, chính sách; đồng thời xây dựng, bổ sung, hoàn thiện chính sách cho vùng SXNNTT, nhất là chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng. Đẩy mạnh thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng kinh tế, từ đó hình thành các chuỗi sản xuất bền vững. Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến để nâng cao năng lực, chất lượng sản phẩm.

Bài và ảnh: Tiến Xuân


Bài Và Ảnh: Tiến Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]