(Baothanhhoa.vn) - Hải Lộc là xã bãi ngang ven biển của huyện Hậu Lộc, có 3 mặt giáp sông và biển. Chính điều kiện tự nhiên này đã tạo thuận lợi cho xã trong phát triển kinh tế biển. Từ vùng đất nghèo khó, trong những năm gần đây, Hải Lộc như được thổi một “luồng gió mới”, nhờ thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Về xã bãi ngang ven biển Hải Lộc

Hải Lộc là xã bãi ngang ven biển của huyện Hậu Lộc, có 3 mặt giáp sông và biển. Chính điều kiện tự nhiên này đã tạo thuận lợi cho xã trong phát triển kinh tế biển. Từ vùng đất nghèo khó, trong những năm gần đây, Hải Lộc như được thổi một “luồng gió mới”, nhờ thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Về xã bãi ngang ven biển Hải LộcNgao thương phẩm của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Lợi, xã Hải Lộc đang được xây dựng thành sản phẩm OCOP.

Khi bắt tay vào XDNTM, xã có điểm xuất phát thấp (đạt 4/19 tiêu chí) so với nhiều xã trong huyện. Cơ sở hạ tầng thiếu và xuống cấp, diện tích đất canh tác ít, hiệu quả kinh tế không cao. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, thu nhập thấp và không ổn định. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi, ngành nghề dịch vụ còn chậm; sản xuất nông nghiệp còn manh mún, cơ giới hóa chưa đáp ứng hết nhu cầu của ngành nông nghiệp. Công tác quản lý trong lĩnh vực đất đai còn nhiều bất cập. Một số tuyến đường giao thông nội đồng chưa được tu sửa và cứng hóa. Nhiều tuyến kênh cấp II, cấp III chưa được bê tông hóa nên nhanh bị bồi lắng, gây khó khăn cho tưới tiêu phục vụ sản xuất. Các ngành nghề dịch vụ tiểu thủ công nghiệp đa dạng nhưng quy mô nhỏ và tự phát, chưa tiếp cận được với các nguồn vốn. Các hoạt động thương mại – dịch vụ lưu thông hàng hóa có bước phát triển nhưng vẫn còn chậm, chủ yếu là hoạt động của HTX nông nghiệp. Công tác chấp hành nghĩa vụ đóng góp của một bộ phận hộ dân, hộ thầu của tập thể còn chưa nghiêm, nợ đọng kéo dài nhiều năm chưa được khắc phục triệt để. Kinh phí thực hiện các tiêu chí chủ yếu phụ thuộc vào nguồn quy hoạch bán đất, tuy nhiên các khu đất có giá trị kinh tế để tổ chức đấu giá còn ít, dẫn đến thiếu hụt kinh phí đầu tư cho XDNTM của xã.

Đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách, tập thể lãnh đạo xã đã quyết tâm, kiên trì, thận trọng, nỗ lực thực hiện các tiêu chí NTM theo các bước và trình tự cụ thể. Xã đã họp ban hành nghị quyết chuyên đề về XDNTM, thành lập ban chỉ đạo, xây dựng chương trình hành động, phân công các ủy viên ban thường vụ, ban chấp hành, các ngành, đoàn thể, cán bộ, công chức phụ trách và hướng dẫn các thôn tổ chức thực hiện. Từ đó, căn cứ vào điều kiện thực tế, xã đã xây dựng đề án, kế hoạch cụ thể từng năm. Bằng sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể, chương trình XDNTM đã được thực hiện đồng bộ ở các cấp, ngành từ xã đến thôn, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn xã. Công tác tuyên truyền được triển khai rộng rãi, thường xuyên với nhiều hình thức phong phú, từ đó làm cho từng người dân, cộng đồng dân cư nhận thức sâu sắc được vai trò chủ thể của mình và ý nghĩa của chương trình để tích cực tham gia XDNTM. Nhất là nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn, xã đã thực hiện chính sách đa dạng hóa các nguồn vốn trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng; lồng ghép các nguồn vốn, dự án hỗ trợ từ ngân sách cấp trên, kêu gọi sự đầu tư hỗ trợ của các doanh nghiệp và đóng góp của Nhân dân theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, công khai.

Trong phát triển sản xuất, đảng ủy, UBND xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu lao động, chuyển đổi ruộng đất, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi. Khuyến khích tăng quy mô sản xuất, phát triển HTX, trang trại, gia trại, đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất trồng trọt nhằm giảm tỷ lệ lao động tham gia sản xuất nông nghiệp sang tham gia các ngành lao động khác. Chú trọng công tác tập huấn khoa học – kỹ thuật cho bà con nông dân, kịp thời đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất. Đưa các giống lúa có tiềm năng, năng suất cao vào gieo trồng, thực hiện gieo trồng đúng lịch thời vụ. Thực hiện chương trình cải tạo đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, chăn nuôi trang trại, gia trại. Đến nay, toàn xã có 4 trang trại, 203 gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản đi vào hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế. Đặc biệt, đã hình thành và mở rộng một số mô hình trồng trọt, chăn nuôi riêng biệt cho hiệu quả kinh tế cao, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương, điển hình như: Mô hình chăn nuôi gà của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Gia, Nguyễn Văn Cương (thôn Đa Phạn); mô hình nuôi cá bớp thương phẩm của hộ gia đình ông Trịnh Văn Cầu (thôn Y Bích); mô hình nuôi ngao của hộ gia đình ông Lê Văn Thuần, Phạm Văn Ba, Vũ Văn Hoàng (thôn Lộc Tiên); mô hình nuôi thủy sản tổng hợp (hàu – ngao – tôm - cua) của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Hóa (thôn Y Bích)... Cùng với đó, xã đã đẩy mạnh tái cơ cấu chuyển đổi diện tích đất sản xuất kém năng suất sang mục đích khác; quy hoạch vùng sản xuất muối sạch tập trung, nâng cao năng suất và giá trị, tìm kiếm thị trường trong và ngoài tỉnh để tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền xã còn thường xuyên quan tâm gặp gỡ, nắm bắt và cùng với các doanh nghiệp tìm giải pháp thiết thực tháo gỡ khó khăn. Từ đó, quy mô sản xuất, kinh doanh được tiếp tục mở rộng và đã tạo việc làm, thu nhập thường xuyên cho nhiều lao động địa phương. Các ngành nghề cũng được phát triển đa dạng, như: dịch vụ buôn bán, mộc, cơ khí, vận tải... Đặc biệt, một số hộ gia đình đã khôi phục nghề thảm cói, đưa máy móc, kỹ thuật vào sản xuất tạo năng suất, nâng cao thu nhập, giảm sức lao động thủ công.

Từ những hình thức tổ chức sản xuất và cơ cấu kinh tế hợp lý cùng các nguồn thu khác đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất hàng năm của xã đạt 14% trở lên. Thu nhập bình quân đầu người đến nay đạt 46,38 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,75%. Thực hiện chương trình XDNTM, toàn xã đã huy động được hơn 400 tỷ đồng từ các nguồn thu của xã, vận động Nhân dân, con em đi làm ăn xa quê hương đóng góp, cùng với ngân sách Nhà nước hỗ trợ để xây dựng các hạng mục công trình phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và dân sinh trên địa bàn. Với kết quả đáng khích lệ đó, ngày 7-4-2021, xã Hải Lộc đã được công nhận xã đạt chuẩn NTM năm 2020 theo Quyết định số 1127/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh.

Sau 10 năm triển khai thực hiện chương trình XDNTM, với các giải pháp đồng bộ, quyết liệt đã làm thay đổi toàn diện tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Nhận thức của người dân được nâng lên rõ rệt, cơ sở hạ tầng NTM tương đối hoàn thiện, đời sống kinh tế được cải thiện, người dân có ý thức hơn trong công tác bảo vệ môi trường. Các công trình kinh tế - xã hội trên địa bàn đã đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống Nhân dân. Hình thành các mô hình sản xuất hiệu quả, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập của người dân. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo giữ vững. Những kết quả đó chính là tiền đề quan trọng để xã Hải Lộc tiếp tục duy trì, phấn đấu nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM trong thời gian tới.

Bài và ảnh: Ngọc Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]