(Baothanhhoa.vn) - Sáng 8-5, tại Trung tâm phát triển nông thôn Thanh Hóa (Quốc lộ 1A, xã Hoằng Kim, Hoằng Hóa), UBND tỉnh tổ chức Hội thảo Các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn và Hệ thống hỗ trợ quản lý an toàn thực phẩm (ATTP).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ứng dụng công nghệ thông tin kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn

Sáng 8-5, tại Trung tâm phát triển nông thôn Thanh Hóa (Quốc lộ 1A, xã Hoằng Kim, Hoằng Hóa), UBND tỉnh tổ chức Hội thảo Các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn và Hệ thống hỗ trợ quản lý an toàn thực phẩm (ATTP).

Toàn cảnh hội thảo.

Đồng chí Phạm Đăng Quyền, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UNND tỉnh, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh ATTP tỉnh, chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo còn có lãnh đạo các sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố và 32 xã, thị trấn triển khai mô hình thí điểm an toàn thực phẩm; đại diện các siêu thị, chợ đầu mối, bếp ăn tập thể, khách sạn, nhà hàng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn.

Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe và tham gia thảo luận đóng góp ý kiến để hoàn thiện phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn và Hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý ATTP trên đại bàn tỉnh. 2 phần mềm này được kỳ vọng sẽ là giải pháp hữu hiệu trong quản lý nhà nước về ATTP, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm an toàn. Trong đó, phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sẽ hỗ trợ kết nối giữa các cơ sở sản xuất với cơ sở kinh doanh và người tiêu dùng nhằm đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn trên môi trường mạng đã được các cơ quan chức năng quản lý, kiểm soát chặt chẽ; thúc đẩy phát triển các sản phẩm nông sản, thực phẩm có chất lượng và hiệu quả cao. Còn phần mềm hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý ATTP tỉnh Thanh Hóa cho phép cập nhật, tổng hợp đầy đủ, kịp thời số liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Ban chỉ đạo về vệ sinh ATTP các cấp; phục vụ công tác đánh giá, xếp loại các địa bàn, đơn vị bảo đảm vệ sinh ATTP; công khai thông tin các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh chấp hành tốt các quy định về vệ sinh ATTP, các đối tượng vi phạm vệ sinh ATTP, qua đó ngăn chặn các cơ sở vi phạm cung cấp sản phẩm không an toàn ra thị trường.

Phát biểu kết luận hội thảo, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đăng Quyền nhấn mạnh: Hiện nay, ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong quản lý nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của UBND tỉnh; ứng dụng của Internet đã làm thay đổi mô hình và cách thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc chuyển dần các giao dịch truyền thống sang giao dịch điện tử đã ảnh hưởng đến vị trí, vai trò và cả nhu cầu của doanh nghiệp, tạo sự kết nối cung cầu giữa các đơn vị sản xuất với các doanh nghiệp phân phối và tiêu thụ nhằm giải quyết đầu ra cho các sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn. Ứng dụng CNTT góp phần minh bạch hóa, công khai hóa, đưa các dữ liệu lên không gian mạng, sẽ giúp cho các cơ quan quản lý, cơ quan sử dụng giám sát một cách chặt chẽ hơn, bên cạnh đó, còn giúp nâng cao khả năng giám sát của cộng đồng.

Để 2 phần mềm hoàn thiện bảo đảm tính khoa học, dễ thực hiện khi ứng dụng, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm an toàn, đồng chí yêu cầu trên cơ sở các ý kiến thảo luận của các đại biểu tại hội thảo, các ban, sở, ngành liên quan và đơn vị tư vấn cần nghiên cứu, lưu ý việc hoàn thiện 2 phần mềm phải đáp ứng đầy đủ các nội dung, tiện ích theo đề cương được phê duyệt; hình thức giao diện, cách thức truy cập, thực hiện phải dễ dàng, dễ hiểu để các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp và nhân dân có thể sử dụng, khai thác. Văn phòng điều phối về vệ sinh ATTP tỉnh, 2 đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến góp ý tại hội thảo để bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện các chức năng, tiện ích của phần mềm cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Việc vận hành phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm cần có sự tham gia của các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, do vậy các ban, sở, ngành, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền để các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm biết, đăng ký tham gia, hướng tới xây dựng chợ thương mại điện tử về thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng hy vọng rằng qua Hội thảo này sẽ góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, người dân về vai trò, lợi ích và kỹ năng ứng dụng CNTT trong thương mại điện tử, trong sản xuất, kinh doanh và đời sống, thúc đẩy phát triển KT - XH của địa phương.


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]