(Baothanhhoa.vn) - Sau nhiều năm chuyển mình, ngành nông nghiệp trong tỉnh đang chuyển dịch theo hướng bền vững. Những vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, theo chuỗi ngày càng được nối dài, những khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao xuất hiện khắp nơi. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích không ngừng được nâng lên. Đó đều là kết quả của quá trình “trẻ hóa”, đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp.

“Trẻ hóa” nông nghiệp

Sau nhiều năm chuyển mình, ngành nông nghiệp trong tỉnh đang chuyển dịch theo hướng bền vững. Những vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, theo chuỗi ngày càng được nối dài, những khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao xuất hiện khắp nơi. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích không ngừng được nâng lên. Đó đều là kết quả của quá trình “trẻ hóa”, đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp.

“Trẻ hóa” nông nghiệpKhu nuôi tôm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Quảng Nham (Quảng Xương).

Khu trồng hoa ứng dụng công nghệ cao của gia đình anh Nguyễn Huy Lượng, xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn có quy mô hơn 2 ha, được trồng tới 6 loại hoa, thế nhưng hàng ngày chỉ cần vài ba người tưới nước, xới đất làm cỏ. Anh Nguyễn Hữu Lượng, chủ cánh đồng hoa cho biết: Sở dĩ, cả cánh đồng hơn 2 ha trồng đủ các loại hoa chỉ cần đến 3 lao động là do trên toàn bộ diện tích trồng hoa, đã lắp đặt nhà màng, hệ thống tưới nước phun sương và nhỏ giọt, nên mọi công đoạn chăm sóc gần như được thực hiện tự động, người lao động chỉ cần vận hành hệ thống và thực hiện giám sát là cả khu trồng hoa đã được chăm sóc theo đúng tiêu chuẩn, từ tỷ lệ tưới nước đến bón phân và bổ sung các vitamin, khoáng chất khác. Lao động sử dụng ít, chi phí giảm, song năng suất và chất lượng sản phẩm lại cao. Đó là những ưu điểm nổi bật của việc sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.

Trong cái tiết lạnh giá của mùa đông, khi đa phần khu nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đều đang “tạm ngủ” vì thời tiết không thuận lợi để sản xuất, thì khu nuôi tôm của hàng chục hộ dân tại xã Thanh Thủy, thị xã Nghi Sơn lại đang khá nhộn nhịp. Anh Trần Văn Đồng, chủ khu nuôi tôm tập trung có quy mô lên tới 39 ha, cho biết: Sở dĩ khu nuôi tôm của gia đình anh và nhiều hộ dân khác trong xã vẫn hoạt động bình thường trong điều kiện thời tiết lạnh giá là do toàn bộ khu nuôi đã được đầu tư cơ sở hạ tầng và thiết bị hiện đại. Với hệ thống ao nuôi, ao ươm, ao xử lý nước đều được bê tông hóa, có mái che, sử dụng khung cáp chịu lực và 3 lớp lưới, ni lông che phủ, giúp chống rét, giữ ấm về mùa đông và chống nắng vào mùa hè, nhiệt độ ao luôn bảo đảm cho con nuôi sinh trưởng, phát triển, nên người nuôi có thể yên tâm thâm canh tăng vụ trong điều kiện thời tiết bất lợi. Vì vậy, bình quân 1 ha nuôi tôm trong vụ đông, lợi nhuận đạt từ 1,2 đến 1,5 tỷ đồng.

Những mô hình nói trên là minh chứng rõ ràng cho sự chuyển mình mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Các chuyên gia nông nghiệp ví đây là sự “trẻ hóa”, bởi ở bất kỳ mô hình sản xuất nào, nếu có sự góp mặt của các tiến bộ khoa học - kỹ thuật thì mô hình đó cũng tràn đầy sức sống, hiệu quả. Đây cũng được xem là xu hướng tất yếu trong phát triển nông nghiệp.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có hàng trăm mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tỷ lệ sử dụng các giống cây trồng mới đạt năng suất, chất lượng cao trong sản xuất hơn 90%, giống con nuôi tiến bộ gần 70%. Ngành nông nghiệp cũng đã thu hút được 989 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Không chỉ ở phương thức sản xuất, sự “trẻ hóa” trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn thể hiện ở đội ngũ lao động. Thời điểm này, không khó để tìm thấy những ông chủ trẻ của thế hệ 8X, 9X, với những mô hình sản xuất nông nghiệp bắt kịp xu thế phát triển của thời đại. Đơn cử như mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, ứng dụng van điện từ trong công nghệ tưới của Công ty CP Ứng dụng công nghệ cao Điền Trạch, xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân do ông chủ trẻ 8X Đỗ Văn Tùng đầu tư đang tiếp cận và ứng dụng với các quy trình sản xuất của chuyển đổi số trong nông nghiệp. Hay mô hình chăn nuôi gà bán chăn thả theo hướng an toàn sinh học, hữu cơ của chàng trai 9X Hà Văn Phong, tại xã Tân Thành, huyện Thường Xuân...

Với đội ngũ trẻ, năng động, trí tuệ, dám nghĩ, dám làm, bắt kịp sự phát triển ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kỳ vọng sản xuất nông nghiệp trong tỉnh sẽ tiếp tục có sự phát triển theo hướng hiện đại.

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]