(Baothanhhoa.vn) - Để duy trì, bảo tồn nguồn gen của các loại vật nuôi có nguồn gốc bản địa và phát triển bền vững đối tượng con nuôi đặc sản, ngành nông nghiệp đang phối hợp với các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn người dân phát triển đối tượng con nuôi đặc sản theo định hướng và gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao kỹ thuật chăn nuôi nhằm giúp người dân có điều kiện phát triển con nuôi đặc sản quy mô lớn theo định hướng thị trường.  

Toàn tỉnh có khoảng 2,25 triệu con nuôi đặc sản

Để duy trì, bảo tồn nguồn gen của các loại vật nuôi có nguồn gốc bản địa và phát triển bền vững đối tượng con nuôi đặc sản, ngành nông nghiệp đang phối hợp với các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn người dân phát triển đối tượng con nuôi đặc sản theo định hướng và gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao kỹ thuật chăn nuôi nhằm giúp người dân có điều kiện phát triển con nuôi đặc sản quy mô lớn theo định hướng thị trường.

Toàn tỉnh có khoảng 2,25 triệu con nuôi đặc sản

Mô hình nuôi ba ba ở xã Thiệu Duy (Thiệu Hóa).

Hiện, toàn tỉnh phát triển được khoảng 2,25 triệu con nuôi đặc sản với các đối tượng con nuôi phổ biến như: lợn mán, lợn rừng, vịt Cổ Lũng, ba ba, gà Đông Cảo, thỏ, dê, nhím... với hơn 1.000 hộ được cấp phép nuôi.

Toàn tỉnh có khoảng 2,25 triệu con nuôi đặc sản

Mô hình nuôi nhím ở xã Phú Nhuận (Như Thanh).

Từ đó, nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi, như: Mô hình nuôi ba ba, rùa câm tại xã Thiệu Hợp (Thiệu Hóa); mô hình nuôi đà điểu tại huyện Vĩnh Lộc; mô hình nuôi dê ở huyện Hà Trung; nuôi thỏ tại các huyện Quảng Xương, Triệu Sơn, Thọ Xuân; mô hình nuôi nhím tại các huyện Thạch Thành, Thiệu Hóa, Vĩnh Lộc, TP Thanh Hóa…

Lê Ngọc


Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]