(Baothanhhoa.vn) - Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để sản phẩm nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành nông nghiệp và các địa phương trên địa bàn tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng mã số vùng trồng, góp phần nâng cao giá trị nông sản, hướng tới xuất khẩu.

Tín hiệu tích cực từ việc cấp mã số vùng trồng cho nông sản

Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để sản phẩm nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành nông nghiệp và các địa phương trên địa bàn tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng mã số vùng trồng, góp phần nâng cao giá trị nông sản, hướng tới xuất khẩu.

Tín hiệu tích cực từ việc cấp mã số vùng trồng cho nông sảnDiện tích sản xuất ớt xuất khẩu của người dân huyện Yên Định đã được cấp mã số vùng trồng, bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Định là địa phương đi đầu, đáp ứng đủ các điều kiện để tham gia xây dựng mã số vùng trồng cho nông sản trên địa bàn. Bà Trần Thị Quân, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Định, cho biết: huyện Yên Định đã có hàng chục sản phẩm nông nghiệp chủ lực, lợi thế, có tiềm năng xuất khẩu, như: lúa gạo, ớt xuất khẩu, thịt, trứng gia cầm và các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tuy nhiên, lâu nay, các nông sản chủ yếu tiêu thụ trong nước hoặc xuất theo đường tiểu ngạch nên giá trị kinh tế không cao. Vụ đông 2021, qua sự hướng dẫn của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), huyện đã xây dựng 15 vùng trồng ớt, với diện tích hơn 76 ha, của 273 hộ dân tại các xã Yên Phong, Yên Lâm, Yên Phú, Yên Ninh, Định Hưng, Định Hòa, thị trấn Quý Lộc... Khi mới triển khai, dù gặp một số khó khăn nhất định nhưng chúng tôi quyết tâm đáp ứng đủ các tiêu chí trong sản xuất để được cấp mã số vùng trồng, hướng tới xuất khẩu sản phẩm ớt để nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân. Trong quá trình canh tác, bà con phải thực hiện ghi chép tỉ mỉ các công đoạn: bón phân, phun thuốc, thu hái... Ngoài ra, các hộ chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hữu cơ trong danh mục cho phép, tuyệt đối không sử dụng thuốc diệt cỏ và đảm bảo đủ thời gian cách ly trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Qua tìm hiểu được biết, thời gian qua, song hành cùng với bà con nông dân, ngành nông nghiệp và các cơ quan chuyên môn của tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp, tích cực vào cuộc xây dựng mã số vùng trồng, như: thường xuyên kiểm tra, giám sát, nhắc nhở, đôn đốc bà con ghi chép đầy đủ vào sổ nông hộ; khuyến cáo người dân sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Đồng thời, thường xuyên cập nhật hệ thống dữ liệu cơ sở sản xuất lên phần mềm, tiến hành kiểm tra mẫu nước, mẫu đất theo quy định.

Khẳng định tầm quan trọng của việc cấp mã số vùng trồng, ông Nguyễn Đình Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, cho biết: Với sự vào cuộc tích cực của ngành nông nghiệp, các địa phương, đơn vị liên quan và người dân, đến nay 30 mã số vùng trồng của tỉnh đăng ký xây dựng với Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và đạt yêu cầu. Đây là một tín hiệu đáng mừng, mở ra cơ hội để các địa phương, người dân trên địa bàn tỉnh tiếp tục xây dựng các vùng trồng đạt tiêu chuẩn, chất lượng, góp phần nâng cao giá trị, chất lượng, thương hiệu sản phẩm cây trồng.

Từ thực tế triển khai có thể thấy, khi được cấp mã số vùng trồng sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, thúc đẩy liên kết, hình thành các chuỗi giá trị bền vững hướng đến xuất khẩu. Tuy nhiên, việc triển khai mã số vùng trồng trên địa bàn tỉnh cũng gặp một số khó khăn nhất định, như: Đa phần sản xuất manh mún, nhỏ lẻ với quy mô nông hộ, trong khi yêu cầu vùng sản xuất phải có diện tích từ 2 ha trở lên. Bên cạnh đó, một số hộ dân chưa ghi chép đầy đủ sổ theo dõi quá trình chăm sóc, thu hái. Do đó, thời gian tới, các ngành, đơn vị có liên quan của tỉnh xây dựng kế hoạch tiếp tục quan tâm khuyến khích, hỗ trợ người dân tăng cường liên kết trong sản xuất và đẩy mạnh công tác thông tin, tập huấn, giúp bà con tháo gỡ kịp thời các vướng mắc để sớm xây dựng thêm mã số vùng trồng cho các loại cây trồng lợi thế.

Bài và ảnh: Thanh Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]