(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện kịp thời, đúng đối tượng, bảo đảm công khai, minh bạch để người nghèo và các đối tượng chính sách vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định xã hội và phục hồi phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19, đó là ý kiến chỉ đạo của Chính phủ đối với nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Tín dụng chính sách góp phần phục hồi phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19

Thực hiện kịp thời, đúng đối tượng, bảo đảm công khai, minh bạch để người nghèo và các đối tượng chính sách vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định xã hội và phục hồi phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19, đó là ý kiến chỉ đạo của Chính phủ đối với nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Tín dụng chính sách góp phần phục hồi phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19

Mô hình nuôi cá lồng bè của gia đình anh Đinh Công Chức, xã Trung Sơn (Quan Hóa) cho hiệu quả kinh tế khá.

Anh Đinh Công Chức ở thôn Tà Ban, xã Trung Sơn (Quan Hóa), cho biết: Hai vợ chồng anh mới ra ở riêng, do không có vốn để phát triển sản xuất nên điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Năm 2020, gia đình anh được vay 100 triệu đồng chương trình giải quyết việc làm từ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quan Hóa (NHCSXH Quan Hóa), gia đình anh đã đầu tư mô hình nuôi cá lồng bè trên hồ thủy điện Trung Sơn. Từ nguồn vốn này đã mang lại nguồn thu ổn định sau khi trừ chi phí lên tới hơn 100 triệu đồng/năm và có điều kiện nuôi con ăn học.

Huyện Quan Hóa là địa phương có nhiều đối tượng được thụ hưởng vốn ưu đãi của Chính phủ như chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số... Hầu hết các hộ vay vốn đều tập trung đầu tư vào chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng rừng, nuôi thủy sản... góp phần phát triển kinh tế gia đình, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ông Lê Phan Quân, Giám đốc NHCSXH Quan Hóa, cho biết: Ngay sau khi được giao vốn, đơn vị đã tham mưu cho UBND huyện, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện phân bổ nguồn vốn giao về cho các xã chỉ đạo triển khai bình xét cho vay kịp thời, đúng đối tượng không để trục lợi chính sách, tạo điều kiện để người dân được tiếp cận vốn vay nhanh chóng, thuận lợi.

Sau hơn hai năm, diễn biến phức tạp của tình hình dịch COVID-19, đã tác động toàn diện đến nền kinh tế đất nước, ảnh hưởng nặng nề đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và khả năng thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Ngày 30-1-2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, hệ thống NHCSXH được giao triển khai thực hiện năm chương trình tín dụng ưu đãi trong thời gian từ năm 2022 đến hết năm 2023. Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11, NHCSXH Thanh Hóa đã và đang phối hợp với các phòng, ban, ngành, địa phương tập trung huy động mọi nguồn lực để tổ chức triển khai thực hiện cho vay kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng thụ hưởng, công khai, minh bạch giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác dễ dàng tiếp cận chính sách.

Theo đó, tổng nhu cầu vốn năm 2022 trên địa bàn theo Nghị quyết 11/NQ-CP là 575,4 tỷ đồng và tập trung vào các lĩnh vực, như cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các đối tượng khó khăn; cho vay đối với học sinh, sinh viên để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập; cho vay Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi; cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập... Đến ngày 25-8, NHCSXH Thanh Hóa đã giải ngân trên 304,1 tỷ đồng, đạt 52,8% kế hoạch Trung ương giao, cho 6.737 lượt khách hàng vay vốn.

Để nguồn vốn chính sách được triển khai thực hiện đúng đối tượng, bảo đảm thiết thực, đi vào cuộc sống, thời gian tới, NHCSXH Thanh Hóa tiếp tục phối hợp với các ngành, cơ quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến các tầng lớp Nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách, bảo đảm kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đối tượng thụ hưởng. Đồng thời, kịp thời nắm bắt và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện. Thông qua chương trình tín dụng đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nông thôn phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực.

Bài và ảnh: Lương Khánh


Bài và ảnh: Lương Khánh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]