(Baothanhhoa.vn) - Sau Tết Nguyên đán, số lượng đàn gia súc, gia cầm giảm đáng kể, do một số lượng lớn đã được giết mổ, chế biến thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp tết của người dân. Theo khảo sát của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa, dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 vừa qua, đàn lợn đến kỳ xuất chuồng trên địa bàn tỉnh giảm khoảng 200.000 con, chiếm 70% số lượng lợn thương phẩm đến tuổi xuất chuồng; đàn gà giảm khoảng 10 triệu con, chiếm 30% số lượng gà thương phẩm đến tuổi xuất chuồng hiện có trên địa bàn tỉnh... Do đó, tái đàn sau Tết Nguyên đán là việc quan trọng giúp chăn nuôi khôi phục sản xuất, tiếp tục duy trì sự phát triển.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thực hiện tái đàn gia súc, gia cầm sau tết

Sau Tết Nguyên đán, số lượng đàn gia súc, gia cầm giảm đáng kể, do một số lượng lớn đã được giết mổ, chế biến thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp tết của người dân. Theo khảo sát của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa, dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 vừa qua, đàn lợn đến kỳ xuất chuồng trên địa bàn tỉnh giảm khoảng 200.000 con, chiếm 70% số lượng lợn thương phẩm đến tuổi xuất chuồng; đàn gà giảm khoảng 10 triệu con, chiếm 30% số lượng gà thương phẩm đến tuổi xuất chuồng hiện có trên địa bàn tỉnh... Do đó, tái đàn sau Tết Nguyên đán là việc quan trọng giúp chăn nuôi khôi phục sản xuất, tiếp tục duy trì sự phát triển.

Thực hiện tái đàn gia súc, gia cầm sau tết

Cơ sở chăn nuôi tại xã Vân Sơn (Triệu Sơn) đưa con nuôi vào tái đàn.

Việc tái đàn vật nuôi thường được tập trung vào khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3, trùng với tiết xuân, thời tiết ẩm, nên là điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm phát triển; trong khi đó, con nuôi đưa vào tái đàn đều còn non, yếu. Do đó, để đàn vật nuôi khỏe mạnh, phát triển tốt khi vừa đưa vào thả nuôi, ngành nông nghiệp, chính quyền các địa phương đang chỉ đạo, khuyến cáo, hướng dẫn các cơ sở, hộ chăn nuôi thực hiện tổng vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại thông qua việc thu gom phân, rác thải, chất độn chuồng và xử lý chất thải theo đúng quy định. Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm và khu vực xung quanh nhằm tiêu diệt chuột, các loại côn trùng khác như ruồi, muỗi; quét sạch mạng nhện, toàn bộ nền chuồng, sàn, tường, sử dụng vòi tăng áp bơm nước rửa sạch nền, vách tường, chuồng nuôi. Vệ sinh sạch sẽ các trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi. Sử dụng hóa chất và vôi bột để vệ sinh chuồng trại trước khi đưa con giống vào nuôi. Việc lựa chọn con giống cần được thực hiện kỹ lưỡng, tại những cơ sở có uy tín, đảm bảo chất lượng. Con giống phải đảm bảo khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng và đã được tiêm phòng đầy đủ các bệnh truyền nhiễm theo quy định của cơ quan thú y, không nhập con giống từ những vùng có dịch để tránh thiệt hại và ảnh hưởng tới an toàn dịch bệnh trên địa bàn. Chú ý, khi mua giống về phải nuôi cách ly và theo dõi ít nhất 2 tuần.

Trước khi thực hiện tái đàn, tăng quy mô chăn nuôi, người chăn nuôi cần tìm hiểu thông tin về dự báo và diễn biến thị trường, về lượng cung cầu, nơi tiêu thụ sản phẩm. Trong quá trình khôi phục, tái đàn vật nuôi cần thận trọng, tránh tư tưởng nóng vội, không tái đàn ồ ạt, nhất là tại các cơ sở chăn nuôi và vùng đã xảy ra dịch bệnh trong thời gian trước đó.

Năm nay, việc thực hiện tái đàn lợn cần được kiểm soát chặt chẽ nhằm bảo đảm công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh. Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa lưu ý người chăn nuôi khi thực hiện tái đàn lợn cần khai báo với chính quyền địa phương cấp xã theo quy định về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi và theo Chỉ thị số 16/CT-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tập trung chỉ đạo thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, kiểm soát tái đàn lợn để phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh. Việc khai báo này giúp chính quyền địa phương quản lý tốt được tổng đàn nuôi, nắm bắt được thông tin về thời gian và quá trình nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi; đồng thời, bảo đảm quyền lợi được hỗ trợ thiệt hại đối với các hộ chăn nuôi khi có dịch bệnh xảy ra. Tuân thủ nghiêm quy định làm cam kết chăn nuôi an toàn sinh học khi thực hiện tái đàn. Về phía chính quyền địa phương, phối hợp với các đơn vị chuyên môn thực hiện giám sát thực tế đối với số lượng con nuôi được tái đàn, tiếp nhận hồ sơ kê khai tái đàn của các hộ chăn nuôi, kiên quyết không thực hiện tái đàn đối với những hộ chăn nuôi không đủ các điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học. Đối với các địa phương chưa công bố hết bệnh dịch tả lợn châu Phi khuyến cáo không thực hiện tái đàn đối với lợn mà chuyển đổi sang chăn nuôi các đối tượng con nuôi khác, với số lượng phù hợp với điều kiện kinh tế và cơ sở hạ tầng của gia đình.

Bài và ảnh: Hương Thơm


Bài Và Ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]